Bệnh Tiểu Đường Có Mấy Loại?

camnangtieuduong

xem thêm

Phòng Ngừa Bệnh Tiểu Đường

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TÝP 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là bệnh bắt buộc phải điều trị bằng insulin vì các tế bào Beta của tuyến tụy đã bị phá hủy tối hơn 75% nên không còn khả năng tiết ra Insulin để cung cấp cho cơ thể. 

Người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 ở giai đoạn sơ nhiễm ban đầu thường cấp tính, tự nhiên gầy đi rất nhanh. Triệu chứng “3 nhiều 1 ít” đã thể hiện rất rõ ràng. Lượng đường trong máu người bệnh tiểu đường tuýp 1 có dao động lớn, nên hàm lượng của đường trong máu rất thấp thường., bệnh nhân liên hệ Bệnh viện hoặc Phòng Khám Nội tiết – Phòng khám Tiểu đường để được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn và có phát đồ điều trị cũng như kiểm soát đường huyết thích hợp.

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TÝP 2

Bệnh này trước đây gọi là bệnh tiểu đường do thiếu insulin, hoặc bệnh tiểu đường của người lớn tuổi. Bệnh nhân mắc bệnh này đều là người cao tuổi hoặc từ 40 trở lên và đại đa số là do nguyên nhân di truyền là chủ yếu.

Tốc độ phát nhiễm của bệnh tiểu đường tuýp 2 tương đối từ từ ở người béo bệnh nhẹ luôn cảm thấy miệng khô ráo lúc nào cũng khác đặc biệt có bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng nào, những biểu hiện của “3 nhiều” phát hiện không rõ rệt mà chỉ phát hiện khi kiểm tra sức khỏe.

Đại đa số bệnh nhân qua một thời gian khống chế chế độ ăn uống và dùng thuốc hạn chế lượng đường trong máu thì bệnh tình ổn định hẳn lại, mức độ hàm lượng Insulin tiết ra tăng cao hơn. Nhưng đặc biệt có một vài bệnh nhân do tiền sử bệnh tiểu đường kéo dài quá lâu, tuổi tác lại lớn, ốm yếu thì lượng Insulin giảm đi, trường hợp này phải điều trị bằng cách tiếp thêm Insulin bên ngoài vào để khống chế lượng đường trong máu.

Vì vậy không thể lấy việc tiếp thêm Insulin bên ngoài vào để phân định bệnh tiểu đường týp 1 và týp 2.

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ

Những phụ nữ khi chưa mang thai vốn không mắc bệnh, cơ thể khỏe mạnh bình thường, nhưng khi có thai vào giai đoạn giữa hoặc giai đoạn cuối thì sẽ phát hiện triệu chứng tiểu đường (khác với những người đã có bệnh sẵn sau đó lại có thai) thì gọi là người bệnh tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường của phụ nữ ở thời kỳ mang thai có nguyên nhân phát bệnh là do trong thời kỳ mang thai, vùng xương chậu tiết ra những yếu tố chống lại tiết tố Insulin, đặc biệt là giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai, lại thêm vào đó đồ nhạy cảm của các bộ phận trong cơ thể của người phụ nữ lúc mang thai không linh hoạt như xưa, do đó lượng Insulin được tạo ra tương đối ít hơn. 

Đối với phụ nữ có thai nhiễm chứng bệnh tiểu đường thì việc đầu tiên là làm sao phải khống chế được hàm lượng đường chứa trong máu để tránh được những nguy cơ làm hàm lượng đường trong thai nhi quá cao, tạo ra những ảnh hưởng xấu cho đứa trẻ sau này.

Sao kỳ sinh nở thì hàm lượng đường trong máu của người phụ nữ trở lại bình thường; cũng có một số bộ phận nhỏ Duy chính biến chuyển thành tiểu đường tuýp 1 hoặc túyp 2.

Đây là căn bệnh có tỉ lệ người mắc khoảng 3% đến 4% thường xuất hiện vào cuối thời kỳ thai nghén. Bệnh do nguyên nhân rối loạn chuyển hóa gây ra, do nhu cầu về năng lượng trong cơ thể sản phụ tăng cao cùng với sự phát triển của thai nhi nên cần đến lượng Insulin nhiều hơn. Cũng giống như các dạng tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, tiểu đường khi mang thai (còn gọi là tiểu đường thai kỳ) có ảnh hưởng đến việc sử dụng đường của cơ thể làm đường huyết tăng cao. Ngoài ra còn do các nguyên nhân khác như cơ thể sản phụ mắc các chứng bệnh về nội tiết, sinh ra nội tiết tố kháng lại hiệu lực của Insulin.

Rất khó nhận biết được dấu hiệu của bệnh tiểu đường khi mang thai, vì rất hiếm khi sản phụ mắc chứng khát nước hoặc nếu đi tiểu tiện nhiều thì sẽ dễ nhầm với nguyên nhân gây ra do thai nhi chèn ép bọng đái.

Nguyên nhân

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường khi mang thai ở phụ nữ là do trong quá trình tiêu thức ăn, cơ thể bẻ gãy các chất carbohydrates có trong thức ăn và chuyển hóa thành các phân tử đường. Các nguyên tử đường này được gọi là glucose tạo năng lượng cho cơ thể, nó được hấp thu trực tiếp vào máu sau khi ăn, nhưng không thể đi vào tế bào được vì không có sự hỗ trợ của Insulin. Khi máu có nhiều đường thì tuyến tụy lại càng sản xuất nhiều Insulin. Các Insulin này có tác dụng mở khóa tế bào để nhận đường, phục vụ cho việc sản xuất năng lượng và duy trì mức độ đường thích hợp trong máu. Khi mang thai, nhau thai sản xuất ra hóc môn, nhưng các hóc môn này lại kháng Insulin. Nhau thai phát triển càng lớn, nhất là ở những tháng cuối cùng thì lượng hóc môn sản xuất ra lại càng nhiều nên kết quả là đã hạn chế tác dụng của Insulin. Thông thường tuyến tụy sẽ phản ứng bằng cách sản xuất vừa đủ lượng Insulin để khắc phục hậu quả nhưng đôi khi nó đã quá sức, do vậy sẽ có quá ít glucose đi vào tế bào, còn ở trong máu lưu cô lại quá cao nên sinh bệnh. Đây chính là nguyên nhân gây ra căn bệnh tiểu đường khi mang thai.

GIỚI THIỆU PHÒNG KHÁM NỘI TIẾT: TIỂU ĐƯỜNG – TUYẾN GIÁP | BÁC SĨ LÊ HOÀNG BẢO

✅Bác sĩ Lê Hoàng Bảo Công tác tại Khoa Nội tiết bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM. Được bệnh nhân và giới chuyên môn đánh giá là 1 bác sĩ được đào tại chuyên sâu, giỏi chuyên môn và tâm huyết với ngành.

✅PHÒNG KHÁM NỘI TIẾT: Tiểu đường – Tuyến giáp | Bác sĩ Lê Hoàng Bảo Chuyên điều trị các bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường), bệnh tuyến giáp (bệnh bướu cổ), rối loạn chuyển hóa canxi (loãng xương), bệnh lý tuyến thượng thận và các bệnh nội tiết khác.

☎️ Zalo hỗ trợ phòng khám: 0938121232

📡 Website: https://bacsinoitiet.com

🌏 Fanpage cá nhân: https://facebook.com/bslehoangbao 

♻️ Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCvdNXfTa8AqqhBUzCsB8sIQ

🏥 Địa chỉ phòng khám: https://g.co/kgs/QJVtv6

PHONG KHAM NOI TIET: TIEU DUONG -TUYEN GIAP | BAC SI LE HOANG BAO
PHONG KHAM NOI TIET: TIEU DUONG -TUYEN GIAP | BAC SI LE HOANG BAO

Leave Comments

0938.121.232
0938.121.232