TÌM HIỂU VỀ BỆNH TUYẾN GIÁP CÒN GỌI LÀ BỆNH BƯỚU CỔ

PHONG KHAM NOI TIET: TIEU DUONG -TUYEN GIAP | BAC SI LE HOANG BAO

TUYẾN GIÁP LÀ GÌ?

Bác Sĩ Chuyên Khoa Tuyến Giáp Giỏi

Phòng Khám Tuyến Giáp Uy Tín Ở Tp Hcm

Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ, có hình dạng con bướm. Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể, sản sinh ra hóc môn T3 và T4 giúp duy trì và điều hòa các hoạt động cơ thể. Tuyến giáp có vai trò vô cùng quan trọng, chi phối hoạt động của toàn bộ các cơ quan trong cơ thể từ sự chuyển hóa của tế bào cho đến hoạt động của hệ thần kinh, hệ tim mạch, hệ tiêu hóa,… Khi tuyến giáp hoạt động kém, nó sẽ không sản xuất đủ hormone (Hóc môn) tuyến giáp, dẫn đến tăng cân, mệt mỏi, trầm cảm và dễ bị cảm lạnh. Ngược lại, nếu tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone thì có thể dẫn đến sút cân, nhịp tim bất thường, đổ mồ hôi, căng thẳng và khó chịu. Hóc môn tuyến giáp có nhiều chức năng:

– Làm tăng hoạt động tế bào, tăng cường chuyển hóa glucid làm tăng đường huyết và tăng cường chuyển hóa lipid, protid tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động.

-Tác động lên hoạt động tuyến sinh dục và tuyến sữa

-Tăng nhịp tim, tăng lưu lượng máu qua tim, tăng hô hấp để cung cấp oxy cho sự chuyển hóa ở các mô cơ quan.

-Tăng cường hoạt động sự phát triển và trưởng thành của não bộ và hệ thần kinh- cơ

-Tác dụng đến sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, đặc biệt là não bộ

-Duy trì ổn định lượng canxi trong máu

Di truyền, rối loạn tự miễn, căng thẳng và độc tố môi trường là những yếu tố có thể gây ra rối loạn tuyến giáp. Ngoài ra, sức khỏe tuyến giáp cũng phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn của bệnh nhân.

Do đó nếu tuyến giáp bị bệnh sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Tuy vậy, các triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh tuyến giáp thường bị bỏ qua do dễ nhầm lẫn với các biểu hiện tiêu cực của cuộc sống hiện đại bận rộn như thay đổi cân nặng, mệt mỏi, lo âu, dễ nổi nóng, rụng tóc, khô da, đau cơ khớp…. Ung thư tuyến giáp là loại bệnh phổ biến ở Việt Nam. Bệnh tuyến giáp hay còn gọi là bệnh bướu cổ, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, ung thư tuyến giáp là loại ung thư có tỉ lệ điều trị khỏi cao nhất.

Hiểu về tuyến giáp và các bệnh tuyến giáp (còn gọi là bướu cổ) để phòng ngừa phát hiện và điều trị kịp thời phù hợp sẽ giúp hạn chế tối đa hậu quả nghiêm trọng không đáng có.

10 DẤU HIỆU BỆNH TUYẾN GIÁP

  1. Bướu cổ/ Cổ sưng

Các bệnh về tuyến giáp như bướu giáp hay viêm giáp sẽ luôn đi kèm với một biểu hiện rõ ràng nhất là cổ sưng hay bướu cổ. Tình trạng này thường đi kèm với việc cơ thể thiếu iốt gây ra tình trạng khó hô hấp hay nói chuyện.

  1. Hội chứng viêm cánh tay, đau cơ khớp

Đau cơ khớp cũng là một trong những triệu chứng của bệnh tuyến giáp. Đối với bệnh suy giáp, bạn sẽ thấy tê ngứa cánh tay do lượng hormone tín hiệu bị thiếu dẫn đến việc não gửi thông tin đến các cơ chậm hơn bình thường. Còn đối với cường giáp, người bệnh rất dễ bị cứng khớp và khó phối hợp các chi.

  1. Tóc và da suy yếu

Khi bạn bị suy giáp, tóc sẽ giòn, xơ, dễ gãy và da trở nên khô, bong tróc. Tình trạng này xảy ra là do rối loạn hormone tiết ra làm tóc khó tăng trưởng. Người bệnh sẽ dễ bị rụng lông và tóc, da trở nên đặc biệt mẫn cảm.

  1. Kinh nguyệt không đều, có nguy cơ bị vô sinh

Suy giáp ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề kinh nguyệt. Nếu các kỳ kinh đến sớm với tần suất cao bạn có thể đã bị suy giáp còn nếu kỳ kinh ngắn hơn, ít xuất hiện thì bạn có thể bị cường giáp. Tình trạng này là do nồng độ hormone thay đổi, gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt, và làm thay đổi chu kỳ kinh. Từ đó khiến các nang trứng cũng bị rối loạn theo, khiến quá trình thụ tinh và sinh con trở nên khó khăn.

  1. Giảm ham muốn

Các bệnh về tuyến giáp đều liên quan trực tiếp đến hormone. Vì thế nếu bệnh phát triển lâu dài sẽ làm mất cân bằng nội tiết tố estrogen, khiến người bệnh không còn ham muốn và vô sinh. Bệnh tuyến giáp đặc biệt có tác động tới kinh nguyệt cũng như chu kỳ rụng trứng.

  1. Lượng cholesterol thay đổi

Máu của những người có bệnh về tuyến giáp thường có tỷ lệ cholesterol thất thường. Vì vậy, nếu bạn không sử dụng các loại thuốc về cholesterol hay đang điều trị bệnh lý liên quan mà nồng độ cholesterol vẫn cao thì có lẽ bạn nên đi khám bác sĩ ngay.

  1. Huyết áp tăng

Hormone từ tuyến giáp có ảnh hưởng lớn đến vấn đề tim mạch, dẫn đến tình trạng kích thích làm tăng giảm nhịp tim và sức bơm máu. Vậy nên nếu huyết áp của bạn thất thường thì có khả năng bạn bị rối loạn tuyến giáp, cường giáp khiến huyết áp bị chậm còn suy giáp khiến huyết áp tăng nhanh.

  1. Gặp vấn đề về đường ruột

Hormone tuyến giáp ảnh hưởng tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể và hệ tiêu hóa cũng không phải ngoại lệ. Người bị bệnh liên quan tới tuyến giáp rất dễ gặp các bệnh về đường tiêu hóa. Đối với người bị bệnh suy giáp thì sẽ dễ bị táo bón còn người bị cường giáp thì thường bị tiêu chảy và đau

  1. Mệt mỏi, trầm cảm và lo âu

Nếu bạn rơi vào tình trạng trầm cảm và hoảng sợ mà chữa trị mãi vẫn không khỏi thì rất có khả năng bạn bị các bệnh về tuyến giáp. Khi mắc các bệnh về tuyến giáp, hormone bị suy giảm do đó cơ sẽ không được thúc đẩy và gây ra tình trạng mệt mỏi. Đặc biệt, cường giáp còn có thể khiến bạn mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.

Serotonin là một loại hormone có tác dụng giúp cơ thể cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Việc sản xuất quá ít hormone tuyến giáp có thể gây ảnh hưởng đến lượng serotonin trong não. Do đó, khi tuyến giáp hoạt động không tốt, lượng serotonin trong não bị giảm đi, khiến bạn luôn cảm thấy chán nản và mệt mỏi.

  1. Cân nặng thay đổi

Khi bị cường giáp, bạn luôn có cảm giác đói do các hormone sản sinh liên tục và dù ăn bao nhiêu vẫn bị giảm cân. Còn với suy giáp, bạn không có cảm giác muốn ăn và dù không ăn bạn vẫn tăng cân bất thường. Vậy nên nếu cân nặng của bạn trở nên thất thường mặc dù đã thay đổi khẩu phần ăn thì có thể bạn đã bị bệnh về giáp.

CÁC RỐI LOẠN TUYẾN GIÁP THƯỜNG GẶP

1.SUY GIÁP

Suy giáp là tình trạng tuyến giáp sản xuất không đủ lượng hormon giáp. Suy giáp có thể bắt nguồn từ bệnh lý tuyến giáp, tuyến yên hoặc vùng hạ đồi.

Suy giáp là một bệnh thường gặp. Bệnh có thể phát sinh ở thời kỳ sơ sinh, và có thể đề phòng được những ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể do bệnh gây nên bằng điều trị đặc hiệu.

Suy giáp hay còn gọi là nhược năng tuyến giáp, thiểu năng tuyến giáp (nhược giáp, giảm năng tuyến giáp), là sự thiếu hoặc không có hóc môn giáp. Trong suy giáp, tuyến giáp to hay nhỏ tùy thuộc vào nhiều nguyên nhân. Một số trường hợp cá biệt, có thể tuyến giáp không to, ngược lại, có trường hợp tuyến giáp lại rất to.

Suy giáp do bản thân tuyến giáp bị bệnh hay tổn thương gọi là suy chức năng tuyến giáp tiên phát

Còn nếu do suy chức năng Thùy trước tuyến yên thì gọi là suy giáp thứ phát hoặc suy giáp do suy tuyến yên.

Nguyên nhân và triệu chứng suy giáp khác nhau tùy thuộc vào lứa tuổi và có thể xếp vào 3 thể sau:

  • Suy giáp trong giai đoạn bào thai và tuổi sơ sinh
  • Suy giáp ở tuổi thanh thiếu niên
  • Suy giáp ở tuổi trưởng thành

Tuy nhiên, Suy giáp ở tuổi thanh thiếu niên không có nhiều khác biệt so với tuổi trưởng thành

SUY GIÁP BẨM SINH

Suy giáp bẩm sinh là bệnh nội tiết do rối loạn sản xuất hormone tuyến giáp không vụ đáp ứng nhu cầu chuyển hóa và quá trình sinh trưởng của cơ thể.

Suy giáp bẩm sinh là bệnh có tần suất mắc khá cao ở trẻ em. Bệnh Tuy có từ thời kỳ bào thai nhưng các dấu hiệu không xuất hiện ngay sau sinh mà biểu hiện muộn hơn ở thời kỳ bú mẹ hoặc trong giai đoạn thanh thiếu niên. Khi đó chẩn đoán thường bị muộn, trẻ sẽ bị chậm phát triển tâm thần vĩnh viễn. Vì vậy cần tiến hành sàng lọc sơ sinh để phát hiện và điều trị sớm suy giáp bẩm sinh ngay sau sinh.

Liên hệ bệnh viện hoặc phòng khám tuyến giáp để được tư vấn và có phác đồ điều trị kịp thời từ bác sĩ chuyên khoa.

SUY GIÁP Ở NGƯỜI LỚN

Bệnh thường gặp ở phụ nữ. Các triệu chứng xuất hiện từ từ, âm thầm, không được rầm rộ nên bệnh nhân có thể không nhớ và xác định được bệnh của mình bắt đầu từ khi nào hoặc nhầm với các triệu chứng của giai đoạn mãn kinh. Bệnh chuyển biến theo hướng gây khó khăn cho cuộc sống của người bệnh.

Nguyên nhân:

-Viêm tuyến giáp lympho mạn tính

-Điều trị iod phóng xạ hoặc chiếu tia xạ ngoại ở vùng cổ.

-Cắt tuyến giáp

-Trong giai đoạn phục hồi của viêm tuyến giáp không đau hoặc viêm tuyến giáp bán cấp

-Do thuốc

-Thiếu hụt iod nặng

-Suy giáp bẩm sinh

-Bệnh lý vùng dưới đồi hoặc tuyến yên

Bệnh sẽ chuyển biến tốt nếu được điều trị  thay thế đủ hormon

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH SUY GIÁP

Các triệu chứng bệnh xuất hiện từ từ, âm thầm, không rầm rộ nên bệnh nhân có thể không nhớ và xác định được bệnh của mình bắt đầu từ khi nào hoặc nhầm với các triệu chứng của giai đoạn mãn kinh ở phụ nữ. Các triệu chứng rõ rệt nhưng:

  • Da khô, rụng tóc.
  • Khàn giọng
  • Phù mặt và quanh hốc mắt
  • Phù niêm
  • Bàn tay bàn chân dày, ngón tay to, khó gấp.
  • Móng chân, móng tay khô, dễ gãy
  • Lưỡi to, dày
  • Không chịu được lạnh (cảm thấy lạnh trong khi những người khác thấy bình thường)
  • Ngủ gà, mệt mỏi.
  • Tăng cân (mức độ vừa phải)
  • Táo bón
  • Đau cơ, đau khớp
  • Rong kinh
  • Giảm phản xạ gân xương
  • Nhịp tim chậm
  • Trí nhớ kém, sa sút trí tuệ.
  • Tràn dịch màng phổi và màng tim.
  • Hội chứng ống cổ tay (dây thần kinh giữa bị chèn ép trong ống cổ tay)
  • Điếc
  • Giảm thông khí
  • Hạ thân nhiệt

2.CƯỜNG GIÁP

Cường giáp là tình trạng sản sinh ra quá nhiều hormone giáp so với bình thường. Một số nguyên nhân phổ biến nhất của cường giáp là:

-Bệnh Graves (Basedow)

-Bướu giáp đa nhân hóa độc

-Nhân độc giáp (còn gọi là nhân “nóng”)

-Tiêu thụ lượng iốt quá mức

3.BƯỚU GIÁP

Bướu giáp là tình trạng tuyến giáp có kích thước to hơn bình thường. Bướu giáp có thể liên quan đến hội chứng suy giáp, cường giáp hoặc thậm chí chức năng tuyến giáp bình thường.

4.NHÂN GIÁP

Nhân giáp là những khối bất thường nằm bên trong tuyến giáp. Nhân giáp có thể do nang giáp, bướu giáp lành tính hoặc ung thư tuyến giáp

5.UNG THƯ TUYẾN GIÁP

Ung thư tuyến giáp thường gặp ở những phụ nữ trưởng thành hơn là nam giới hoặc người trẻ. Khoảng 2/3 trường hợp xảy ra ở người dưới 55 tuổi. Có nhiều loại ung thư tuyến giáp khác nhau, tùy thuộc vào loại tế bào đặc hiệu bên trong tuyến giáp. Hầu hết các trường hợp ung thư tuyến giáp đều có tiên lượng tốt và tỷ lệ sống sót cao, đặc biệt khi được chẩn đoán sớm ở giai đoạn đầu.

NHỮNG THÓI QUEN GIÚP HẠN CHẾ DIỄN TIẾN CỦA RỐI LOẠN TUYẾN GIÁP

Ăn kiêng muối iod, rau câu, rong biển để ngăn cản tuyến giáp sử dụng iod tổng hợp ra hormon mới trong bệnh lý cường giáp.

Hoạt động thể dục vừa phải giúp giữ cân nặng ổn định và giảm căng thẳng.

Tập yoga, thiền định, thở sâu hoặc chỉ thư giãn với âm nhạc nhẹ nhàng để giúp giảm bớt căng thẳng và lo lắng.

Ngủ đủ giấc sẽ cải thiện sự mệt mỏi hàng ngày. Bạn cần sắp xếp và giữ cho phòng ngủ mát mẻ, ấm áp, tránh caffeine từ sau 6 giờ tối.

Tái khám thường xuyên và thực hiện các xét nghiệm cũng như chỉ định theo yêu cầu của bác sĩ.

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP DÙNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TUYẾN GIÁP

Rối loạn tuyến giáp hay còn gọi là  có thể được điều trị bằng thuốc hoặc trong một vài trường hợp cần phải phẫu thuật. Điều trị sẽ tùy thuộc vào bệnh lý đặc hiệu của tuyến giáp.

PHONG KHAM NOI TIET: TIEU DUONG -TUYEN GIAP | BAC SI LE HOANG BAO
Bác sĩ lê Hoàng Bảo (trên sân khấu) đang chia sẻ kinh nghiệm điều trị tới các bác sĩ chuyên khoa

🔸THUỐC

Bạn có thể dùng các loại thuốc để thay thế hormone tuyến giáp bị thiếu trong hội chứng suy giáp. Hormon tuyến giáp tổng hợp được sử dụng dưới dạng viên uống. Ngược lại trong cường giáp, thuốc kháng giáp có thể được sử dụng để làm giảm sản xuất hormone tuyến giáp hoặc ngăn ngừa sự phóng thích của chúng. Các thuốc khác có thể được dùng để giúp kiểm soát các triệu chứng của hội chứng cường giáp, chẳng hạn như thuốc chẹn beta giải quyết tình trạng tăng nhịp tim.

🔸IOD PHÓNG XẠ

Nếu cường giáp không được kiểm soát bằng thuốc, bạn có thể điều trị bằng iod phóng xạ.

🔸PHẨU THUẬT TUYẾN GIÁP

Phẫu thuật có thể được sử dụng để loại bỏ bướu giáp lớn gây chèn ép hoặc một tuyến giáp tăng hoạt động chức năng (cường giáp). Phẫu thuật là cần thiết khi bạn có nguy cơ bị ung thư tuyến giáp. Nếu tuyến giáp được loại bỏ hoàn toàn, bệnh nhân sẽ bị suy giáp và cần phải được bổ sung một lượng hormone tuyến giáp tổng hợp hàng ngày.

THÔNG TIN PHÒNG KHÁM TUYẾN GIÁP – CÒN GỌI LÀ PHÒNG KHÁM BƯỚU CỔ

THÔNG TIN BÁC SĨ LÊ HOÀNG BẢO

PHONG KHAM NOI TIET: TIEU DUONG -TUYEN GIAP | BAC SI LE HOANG BAO
Bác sĩ Lê Hoàng Bảo (đứng giữa) nhận bằng khen của Bộ y tế về công trình nghiên cứu khoa học

🔸Công tác tại Khoa Nội tiết – bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM

🔸Hiện đang là nghiên cứu sinh Trường Đại học Y Dược Tp.HCM. Đã tham gia nhiều khoá đào tạo chuyên khoa trong và ngoài nước

🔸Chuyên khám, chữa và kiểm soát đường huyết (đái tháo đường týp 1- týp 2, đái tháo thai kỳ), các bệnh tuyến giáp, tuyến yên, rối loạn chuyển hóa canxi (loãng xương), rối loạn lipid máu, bệnh lý tuyến thượng thận và các rối loạn nội tiết khác.

🔸Có nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước.

🔸Ngoài ra, bác cũng đang là 1 trong những báo cáo viên được giới chuyên môn quan tâm đánh giá cao tại các hội thảo khoa học, tọa đàm và đào tạo chia sẻ kinh nghiệm tại các bệnh viện tuyến quận, huyện, tỉnh.

VỚI CÁC DỊCH VỤ:

🔸Khám bệnh trực tiếp tại phòng khám: địa chỉ tại Phạm Hùng, Quận 08, TpHCM  (Xem thêm khám bệnh trực tiếp)

🔸Khám bệnh trực tuyến qua điện thoại: Bệnh nhân sẽ được nhân viên hỗ trợ phòng khám hướng dẫn kết nối và trao đổi trực tiếp với bác sĩ (Xem thêm khám bệnh trực tuyến – khám online)

🔸Ngoài ra, Phòng khám tiểu đường -Bác sĩ Lê Hoàng Bảo còn nhận THEO DÕI SỨC KHỎE ĐẶC BIỆT HẰNG NGÀY cho bệnh nhân có chỉ số đường huyết không ổn định, bệnh nhân đang trong quá trình điều chỉnh tăng/giảm liều thuốc cho phù hợp và có chỉ định của bác sĩ với chi phí hợp lý.

❤️❤️❤️ Lưu ý:

Dịch vụ khám bệnh trực tuyến ra đời nhằm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho bệnh nhân ở xa, vướng bận về thời gian, người già, phụ nữ mang thai, người khuyết tật… nhờ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí và công sức đi lại cho bệnh nhân.

Với phương châm: “Hướng đến chất lượng khám chữa bệnh, lấy người bệnh làm trung tâm”- Tùy trường hợp cụ thể về sức khỏe bệnh nhân và chẩn đoán của bác sĩ, bác sĩ Bảo sẽ có chỉ định bệnh nhân đủ điều kiện khám bệnh trực tuyến, đủ điều kiện khám bệnh trực tiếp tại phòng khám ngoài giờ hay yêu cầu phải vào bệnh viện để làm đầy đủ các bước khám bệnh cận lâm sàng.  Mong quý bệnh nhân và gia đình thông cảm!

👉👉👉 LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ NGAY:

TIỆN ÍCH CHO BỆNH NHÂN

🔸Bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, tâm huyết với nghề

🔸Được thăm khám và tư vấn chu đáo hơn do có nhiều thời gian trao đổi

🔸Chủ động ngoài giờ hành chính

🔸Rút ngắn khoản cách địa lý nhờ dịch vụ tư vấn trực tuyến

🔸Tiết kiệm chi phí đi lại

🔸Thuận tiện cho người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người khuyết tật, người bệnh đau ốm, việc di chuyển đi lại khó khăn, hạn chế tiếp xúc đông người

Xem thêm Quy trình khám bệnh trực tuyến (khám online)

Xem thêm Quy trình khám bệnh tại phòng khám

Xem thêm GIỚI THIỆU BÁC SĨ

Fanpage https://facebook.com/bslehoangbao

Youtube BÁC SĨ LÊ HOÀNG BẢO

Hướng dẫn tìm đường đi trên Google Map: https://g.co/kgs/QJVtv6

☎️ Hotline hỗ trợ phòng khám: 0938121232

0938.121.232
0938.121.232