Cẩm Nang Điều Trị Bệnh Tuyến Giáp

Điều trị bệnh tuyến giáp như thế nào để mang lại hiệu quả điều trị cao? Đây là điều mà bệnh nhân tuyến giáp cần biết rõ để phối hợp nhịp nhàng với bác sĩ trong quá trình điều trị

1. MỤC TIÊU TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH TUYẾN GIÁP

a. Tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ, có hình dạng con bướm. Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể, sản sinh ra hóc môn T3 và T4 giúp duy trì và điều hòa các hoạt động cơ thể. Tuyến giáp có vai trò vô cùng quan trọng, chi phối hoạt động của toàn bộ các cơ quan trong cơ thể từ sự chuyển hóa của tế bào cho đến hoạt động của hệ thần kinh, hệ tim mạch, hệ tiêu hóa,… Khi tuyến giáp hoạt động kém, nó sẽ không sản xuất đủ hormone (Hóc môn) tuyến giáp, dẫn đến tăng cân, mệt mỏi, trầm cảm và dễ bị cảm lạnh. Ngược lại, nếu tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone thì có thể dẫn đến sút cân, nhịp tim bất thường, đổ mồ hôi, căng thẳng và khó chịu.

b. Các rối loạn tuyến giáp thường gặp:

– Suy giáp: Suy giáp là tình trạng tuyến giáp sản xuất không đủ lượng hormon giáp. 

– Cường giáp: Cường giáp là tình trạng sản sinh ra quá nhiều hormone giáp so với bình thường. Một số nguyên nhân phổ biến nhất của cường giáp là:

  • Bệnh Graves (Basedow)
  • Bướu giáp đa nhân hóa độc
  • Nhân độc giáp (còn gọi là nhân “nóng”)
  • Tiêu thụ lượng iốt quá mức

– Bướu giáp: Bướu giáp là tình trạng tuyến giáp có kích thước to hơn bình thường. Bướu giáp có thể liên quan đến hội chứng suy giáp, cường giáp hoặc thậm chí chức năng tuyến giáp bình thường.

– Nhân giáp: Nhân giáp là những khối bất thường nằm bên trong tuyến giáp. Nhân giáp có thể do nang giáp, bướu giáp lành tính hoặc ung thư tuyến giáp

– Ung thư tuyến giáp: Hầu hết các trường hợp ung thư tuyến giáp đều có tiên lượng tốt và tỷ lệ sống sót cao, đặc biệt khi được chẩn đoán sớm ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân chủ quan, trì hoãn trong việc khám tuyến giáp khi có những dấu hiệu ban đầu có thể dẫn đến nhiều hệ quả không đáng tiếc

c. Bệnh Tuyến giáp nếu không điều trị

Bệnh tuyến giáp nếu không điều trị trước tiên sẽ có những triệu chứng gây trở ngại cho cuộc sống như: mệt mỏi, tay run, mắt lồi, rụng tóc, cổ to…

Bệnh tuyến giáp nếu không được điều trị sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: loãng xương, tiểu đường, tổn thương gan, tổn thương thần kinh ngoại biên, giảm tầm nhìn và thị lực, bệnh lý tim mạch, rung nhĩ, đột quỵ, suy tim, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần,…

Tiến triển của bệnh lý tuyến giáp thường âm thầm, triệu chứng khó phân biệt nên không ít bệnh nhân phát hiện bệnh muộn. Lúc này, không chỉ điều trị khó khăn mà biến chứng bệnh cũng vô cùng phức tạp. Đặc biệt ung thư tuyến giáp nếu phát hiện muộn, tế bào ung thư di căn thì tỉ lệ tử vong rất cao..

b. Bệnh Tuyến giáp có chữa được không?

Bệnh tuyến giáp có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh trong thời gian dài đòi hỏi sự kiên nhẫn của bệnh nhân và sự tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Ngoài ra, bệnh tuyến giáp có khả năng tái phát sau 1 thời gian. Vì vậy, sau khi khỏi bệnh, định kỳ hàng năm bệnh nhân vẫn nên tái khám để bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và điều trị kịp thời

2. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CƠ BẢN BẰNG THUỐC DÀNH CHO BỆNH NHÂN TUYẾN GIÁP

– Khi khám bệnh lần đầu: Bác sĩ cần biết rõ mức độ của bệnh tuyến giáp và ảnh hưởng của bệnh đối với các chức năng của cơ thể như thế nào. Để từ đó tư vấn bệnh cho bệnh nhân, kê toa thuốc phù hợp. Tuy nhiên, toa thuốc lần đầu chỉ dựa vào kinh nghiệm của bác sĩ và mức độ của bệnh mà thôi (chưa chắc phù hợp với cơ địa và khả năng hấp thụ thuốc của từng bệnh nhân). Vì vậy, khi đến khám lần đầu:
  • Bác sĩ sẽ kê toa thuốc ngắn ngày.
  • Tùy theo mức độ của bệnh mà toa thuốc có thể 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng … Vì vậy, bệnh nhân cần lưu ý và tái khám khi có diễn biến mới của bệnh.
– Khi khám bệnh lần 2: 

Khi tái khám bệnh lần 2 về sau, bác sĩ luôn yêu cầu bệnh nhân mang theo toa thuốc cũ là để biết được mức độ tăng giảm của bệnh, đánh giá hiệu quả của toa thuốc đang dùng (gọi là hợp thuốc hay chưa). Từ đó, bác sĩ sẽ cho tăng giảm liều dùng/ điều chỉnh thuốc cho phù hợp.

Ngoài ra, bệnh trạng của bệnh nhân chưa có sự ổn định, toa thuốc còn nhiều biến động, chưa xác định có phù hợp với cơ địa riêng của từng bệnh nhân không… Các toa thuốc này thường là ngắn ngày, để có thể kịp thời điều chỉnh cho hợp lý. Với các toa thuốc dài, bệnh nhân cần lưu ý và tái khám trước hẹn khi có diễn biến mới của bệnh.

– Khi khám bệnh lần n: 

  • Vẫn như khám bệnh lần 2: bác sĩ luôn yêu cầu bệnh nhân mang theo toa thuốc cũ là để biết được mức độ tăng giảm của bệnh, đánh giá hiệu quả của toa thuốc đang dùng (gọi là hợp thuốc hay chưa). Từ đó, bác sĩ sẽ cho giữ nguyên/ tăng/ giảm liều dùng/ điều chỉnh thuốc cho phù hợp. Tuy nhiên, việc điều chỉnh liều lần này cũng như đã nói bên trên về việc bệnh trạng của bệnh nhân chưa có sự ổn định, toa thuốc còn nhiều biến động, chưa xác định có phù hợp với cơ địa riêng của từng bệnh nhân không… Bệnh nhân cần lưu ý và tái khám khi có diễn biến mới của bệnh.
  • Một trong những “con đường tất yếu phải đi qua” của 1 quá trình điều trị hiệu quả đó là: Bác sĩ điều chỉnh giảm liều hoặc cho ngưng thuốc để theo dõi phản ứng của bệnh. Do cơ địa của mỗi bệnh nhân là khác nhau: Sẽ không loại trừ được trường hợp sau khi giảm liều hoặc ngưng thuốc, các triệu chứng của bệnh sẽ quay lại. Nó giống như khi người phụ nữ giảm cân thành công xong, mặc váy size M thì rộng… Đổi qua size S thì thở không nổi. Đây là hiện tượng thường xảy ra ở bệnh nhân tuyến giáp nói riêng và bệnh nhân nói chung. 

=> Có 4 vấn đề phải lưu ý bệnh nhân như sau:

    • Thuốc uống chỉ nên uống khi cần thiết để giảm nguy cơ chịu tác dụng phụ của thuốc, giảm tải cho các chức năng gan-thận. Định kì tái khám, Bác sĩ ngoài việc đánh giá lại diễn biến của bệnh, còn sẽ đánh giá các chức năng gan, thận, tim mạch… có diễn biến mới nào, có chống chỉ định với thuốc hay không?
    • Ngoài ra, nếu diễn biến bệnh giảm ở một mức nhất định mà bệnh nhân vẫn dùng liều thuốc cũ sẽ tăng nguy cơ lờn thuốc.  
    • Bác sĩ kê toa cũng phải có cơ sở dựa vào phác đồ điều trị chung cho bệnh trạng và cơ địa của từng bệnh nhân
    • Cơ địa mỗi bệnh nhân là khác nhau. Mức độ hấp thụ thuốc là khác nhau ở mỗi bệnh nhân, Bác sĩ cũng không thể nào biết được mức độ này chính xác ở từng bệnh nhân. Vì vậy, bệnh nhân cần lưu ý, bình tĩnh và tái khám khi có diễn biến mới của bệnh sau toa thuốc giảm liều hoặc ngừng thuốc.

Ngoài ra, việc uống thuốc của bệnh nhân cần phải theo dõi định kỳ từ 2-6 tháng tùy và bệnh trạng của bệnh nhân, chiến lược điều trị của bác sĩ. Nhằm vào 2 mục tiêu:

  • Theo dõi hiệu quả dùng thuốc để kịp thời điều chỉnh thuốc cho phù hợp. Tránh lạm thuốc, tránh quá liều – thiếu liều… Ngăn ngừa cường giáp chuyển sang suy giáp; từ suy giáp chuyển sang cường giáp.
  • Theo dõi các tác dụng phụ của thuốc.

– Tái khám định kỳ 6 tháng -12 tháng đối với bệnh nhân không dùng/ đã ngưng dùng thuốc: 

Như đã nói, dùng thuốc điều trị tuyến giáp có 1 số tác dụng phụ nhất định. Tùy vào mức độ bệnh và tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc, không dùng thuốc hoặc ngưng dùng thuốc. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần theo dõi đánh giá lại định kỳ từ 6 tháng -12 tháng để kịp thời xử trí khi bệnh tái phát 

3. THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ BỆNH TUYẾN GIÁP

Thời gian điều trị bệnh Tuyến giáp có thể khác nhau tùy theo mức độ bệnh, nguyên nhân gây ra bệnh và phản ứng của cơ thể đối với điều trị.

Tuyến giáp tạo ra hormone giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất trong cơ thể, và khi nó tăng hoạt động không đúng mức, có thể gây ra các triệu chứng như căng thẳng, đổ mồ hôi nhiều, sụt cân nhanh, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt (ở phụ nữ) và nhiều triệu chứng khác.

Thời gian điều trị bệnh tuyến giáp thường không có một quy tắc cố định, nhưng thông thường, điều trị có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm, tùy thuộc vào:

  • Loại bệnh tuyến giáp: Mức độ tăng/giảm hoạt động của tuyến giáp và nguyên nhân gây ra bệnh sẽ ảnh hưởng đến thời gian điều trị.
  • Phản hồi của cơ thể: Mỗi người có cơ địa và đáp ứng với điều trị khác nhau. Một số người có thể phản ứng tích cực và đạt được kiểm soát nhanh chóng, trong khi người khác có thể cần một thời gian dài hơn để thấy cải thiện.
  • Loại điều trị: Điều trị tuyến giáp có thể bao gồm dùng thuốc điều chỉnh hoạt động tuyến giáp, thuốc iod phóng xạ, hoặc thậm chí phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Điều trị kết hợp: Trong đó, mỗi phương án điều trị đều có ưu nhược điểm khác nhau.  Tùy vào thể trạng và bệnh trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn lựa chọn điều trị theo phương pháp khác nhau.

4. TÁC HẠI CỦA VIỆC DÙNG MÃI 1 TOA THUỐC MÀ KHÔNG CÓ SỰ KIỂM SOÁT CỦA BÁC SĨ

Vì trong quá trình điều trị bệnh tuyến giáp, các chỉ số bệnh thường xuyên thay đổi. Đôi khi chỉ là tăng/ giảm nhất thời. Thế nhưng nếu bệnh nhân lại dùng 1 “toa thuốc thiếu linh hoạt”:

  • Có thể gây ra bệnh lý ngược lại nếu dùng “quá liều” trong 1 khoảng thời gian nhất định dù chỉ là 1-3 tháng.
  • Có thể gây “lờn thuốc”,
  • Có thể không kiểm soát được bệnh nếu dùng “thiếu liều”
  • Ngoài ra, như đã nói bên trên, các loại thuốc điều trị bệnh tuyến giáp dễ gây ra 1 số tác dụng phụ nhất định. Vì vậy, quá trình dùng thuốc cần có sự theo dõi của bác sĩ

5. LỊCH HẸN TÁI KHÁM CHỈ LÀ TƯƠNG ĐỐI: 

Do cơ địa mỗi bệnh nhân là khác nhau. Mức độ hấp thụ thuốc là khác nhau ở mỗi bệnh nhân.

Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến diễn biến của bệnh như: mức độ nhạy cảm, hấp thu, cơ địa của người bệnh, chế độ ăn uống, tập luyện, ngủ nghỉ, stress… Đó là chưa kể đến các tác nhân/ yếu tố gây bệnh khác mà bác sĩ không thể nào lường trước được.

=>Bác sĩ cũng hiểu và cố gắng hẹn ngày tái khám xa nhất có thể đối với bệnh nhân nhưng phải dựa trên các nguyên tắc chung của ngành y tế về điều trị bệnh tiểu đường. Nguyên tắc chung của ngành y tế không thể loại trừ hết được các yếu tố cá nhân của người bệnh. Vì vậy, lịch hẹn tái khám cũng chỉ có thể là tương đối, việc tái khám trước hẹn khi có triệu chứng bất thường đối với người bệnh là cần thiết (tất nhiên cũng còn tùy vào mức độ của triệu chứng mà bệnh nhân có thể chờ đến ngày tái khám theo lịch hẹn được hay không). Điều này sẽ giúp bác sĩ sớm phát hiện các yếu tố nguy cơ về bệnh của bệnh nhân, từ đó kịp thời điều chỉnh toa thuốc cũng như phương án điều trị (có khi phải nhập viện …) cho phù hợp với thể trạng hiện tại của người bệnh.

6. XỬ LÝ KHI CÓ TRIỆU CHỨNG BẤT THƯỜNG.

*** Một sự bất thường về sức khỏe, có thể chỉ là triệu chứng nhỏ, nhưng lại là dấu hiệu cảnh báo cho cơn bão lớn (có khi ảnh hưởng đến tính sống còn). Khi rơi vào tình huống này, bác sĩ càng cần phải KHÁM KỸ HƠN so với 1 bệnh nhân bình thường.
*** Trong khi đó việc khám bệnh qua điện thoại vẫn tồn tại nhiều hạn chế nhất định như:

  • Không tiếp xúc trực tiếp nên sẽ khó trong quá trình trao đổi và tiếp thu từ 2 phía,
  • Bỏ qua cơ hội đo lường các yếu tố phi ngôn ngữ, như cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt và giọng điệu… làm mất đi một phần quan trọng của quá trình chẩn đoán,
  • Dễ bỏ xót các vấn đề quan trọng nhất là trường hợp cấp tính bất thường (đòi hỏi sự thảo luận chi tiết và phân tích chuyên sâu),
  • Người bệnh dễ mất tập trung, quên đi tư vấn của bác sĩ (1 phần quan trọng trong điều trị bên cạnh toa thuốc)
  • Quá trình khám bệnh không chỉ liên quan đến việc thu thập dữ liệu y tế mà còn cần sự thấu hiểu, thông cảm và giao tiếp nhân đạo từ 2 phía để có sự phối hợp tốt hơn trong điều trị.

Vì vậy để tránh vô tình đẩy bệnh nhân vào chỗ nguy hiểm, Các trường hợp muốn hỏi về triệu chứng bệnh vừa phát sinh hoặc chưa rõ nguyên nhân, bệnh nhân vui lòng HỎI KHI TÁI KHÁM TRỰC TIẾP. Trường hợp chưa đến ngày tái khám:

  • Bệnh nhân vui lòng TÁI KHÁM TRƯỚC HẸN khi cảm thấy thật sự cần thiết.
  • Hoặc theo dõi thêm và trao đổi với bác sĩ khi đến TÁI KHÁM THEO HẸN
  • Trường hợp có triệu chứng cấp tính. Bệnh nhân vui lòng nhập cấp cứu tại BỆNH VIỆN để được làm cận lâm sàng, hội chẩn liên chuyên khoa và chẩn đoán bệnh, mức độ của bệnh chính xác hơn

7. TÁC DỤNG PHỤ VÀ NGUY CƠ PHẢN ỨNG CỦA CƠ THỂ VỚI THUỐC

Cũng như bao thực phẩm trên đời. Bất kỳ loại thuốc nào được cấp phép lưu hành cũng có thể gây ra các tác dụng phụ hoặc là phản ứng dị ứng, và nguy cơ của chúng có thể thay đổi tùy thuộc vào loại thuốc và cơ địa của người dùng. Bác sĩ chỉ có thể biết trước khả năng nguy cơ dựa theo hướng dẫn và kinh nghiệm dùng thuốc, nhưng không thể nào biết trước chính xác cho từng bệnh nhân và mức độ phản ứng thuốc của từng bệnh nhân (trừ khi bệnh nhân báo trước cụ thể)

Dưới đây là một số nguy cơ tác dụng phụ chung của thuốc:

  • Phản ứng dị ứng: Một số người có thể phản ứng dị ứng với thành phần trong thuốc. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như sưng, ngứa, hoặc phát ban da. Trong trường hợp nghiêm trọng, phản ứng dị ứng có thể gây sốc phản vệ.
  • Tác dụng phụ trên cơ quan tiêu hóa: Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ trên dạ dày và ruột, như buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Tác dụng phụ trên hệ thần kinh: Một số thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như chói mắt, hoa mắt, hoặc chói tai. Các thuốc ảnh hưởng đến hệ thần kinh có thể gây buồn ngủ hoặc lo âu.
  • Tác dụng phụ trên tim mạch: Các thuốc có thể gây ra tác dụng phụ trên tim mạch như tăng nhịp tim, hạ áp lực máu, hoặc gây ra các vấn đề về nhịp tim.
  • Tác dụng phụ trên thận và gan: Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ cho các cơ quan này, đặc biệt khi sử dụng lâu dài hoặc ở liều cao.
  • Tác dụng phụ trên hệ tiết niệu: Các thuốc có thể gây ra tác dụng phụ đối với hệ tiết niệu, như tiểu đêm nhiều lần hoặc tiểu ít lần.
  • Tác dụng phụ trên hệ miễn dịch: Một số thuốc có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa: Thuốc không đúng cách hoặc ở liều cao có thể gây kích thích dạ dày và ruột, gây ra việc tiêu hóa không hiệu quả.
  • Tác dụng phụ trên hệ thống nội tiết: Một số thuốc có thể tác động lên hệ thống nội tiết, gây ra thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể.
  • Tác dụng phụ tương tác thuốc: Khi dùng nhiều loại thuốc cùng một lúc, có thể xảy ra tác dụng phụ do tương tác giữa chúng.

Để giảm nguy cơ tác dụng phụ, bạn nên luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hoặc người chuyên gia y tế khi sử dụng thuốc. Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng thuốc, hãy tái khám ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều chỉnh liều lượng hoặc loại thuốc nếu cần thiết.

8. UỐNG THUỐC KHÔNG ĐIỀU TÁC HẠI THẾ NÀO?

Không ít bệnh nhân vì lo ngại tác dụng phụ của việc dùng thuốc nên uống thuốc không đều. Khi thấy mệt thì uống – khỏe thì tự ngưng. Việc dùng thuốc như thế chỉ dùng để chữa triệu chứng cấp. Còn việc chữa bệnh thì sẽ có những tác hại vô cùng nguy hiểm. Uống thuốc không liên đều (hay còn gọi là không tuân thủ lịch trình uống thuốc) có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực và ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả điều trị và sức khỏe tổng thể. Dưới đây là một số tác động tiêu cực mà việc uống thuốc không liên đều có thể gây ra:

  • Hiệu quả điều trị giảm: Khi không uống thuốc đều đặn theo đúng liều lượng và lịch trình được đề ra, hiệu quả điều trị có thể giảm đi hoặc thậm chí không có tác dụng. Điều này có thể làm cho bệnh tình trạng không được kiểm soát tốt và làm kéo dài quá trình điều trị.
  • Tăng khả năng kháng thuốc: Khi không liên tục uống thuốc, vi khuẩn hoặc vi rút có thể phát triển kháng lại thành phần hoạt chất trong thuốc, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn và có thể dẫn đến sự lây lan và tái phát bệnh.
  • Tăng nguy cơ biến chứng: Uống thuốc không liên tục có thể tạo điều kiện cho các biến chứng xảy ra. 
  • Gây ra vấn đề về sức khỏe khác: Một số loại thuốc cần được duy trì nồng độ ổn định trong cơ thể để đạt hiệu quả tối ưu và giảm nguy cơ tác dụng phụ. Uống không đều thuốc có thể làm cho mức thuốc trong cơ thể dao động, dẫn đến vấn đề về sức khỏe khác.
  • Giảm độ tin cậy của bác sĩ: Khi không tuân thủ lời chỉ dẫn của bác sĩ, bác sĩ có thể không đưa ra đúng đánh giá và điều chỉnh liệu pháp một cách phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Uống thuốc không tuân thủ lịch trình gây ra rối loạn tâm lý: Việc không tuân thủ liệu pháp có thể làm cho bạn cảm thấy lo âu, thất vọng và buồn chán vì không thấy hiệu quả của việc điều trị.

Để đảm bảo hiệu quả điều trị và bảo vệ sức khỏe của bạn, hãy luôn tuân thủ đúng lịch trình và liều lượng uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc khó khăn nào trong việc uống thuốc, hãy thảo luận và tìm hiểu kỹ hơn với bác sĩ của bạn.

9. DÙNG CÁC LOẠI CÂY CỎ, THẢO DƯỢC, THUỐC NAM HỖ TRỢ CÓ TỐT KHÔNG?

Khi nghĩ đến việc: “Uống thuốc Nam chữa bệnh tuyến giáp”, bệnh nhân cần biết rằng: Trong khoa học, việc nghiên cứu, thử nghiệm hiệu quả và tác dụng phụ của 1 loại thuốc đòi hỏi đầu tư nhân lực và vật lực rất cao đôi khi vượt quá công trình nghiên cứu quốc gia để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Vì vậy, Với các phương thuốc “gia truyền”, “bí truyền”, thảo dược chữa bệnh theo phương pháp dân gian… Chưa được nghiên cứu và thử nghiệm rộng rãi, chưa có cơ sở khoa học ghi chép rõ ràng về các tác dụng phụ của các phương thuốc này… Và tất nhiên bác sĩ càng không thể nào nghiên cứu được… Tuy nhiên, Bác sĩ Lê Hoàng Bảo có đôi lời tư vấn và lưu ý bệnh nhân như sau:

Thuốc nam được làm từ thảo dược trồng hay mọc hoang dại.

  • Trong thảo dược chứa tinh chất và tạp chất, nếu uống nguyên cây có thể khiến gan, thận hoạt động quá sức, lâu ngày dẫn đến suy yếu chức năng.
  • Trong thảo dược có chứa nhiều thành phần khác nhau, với các tỉ lệ khác nhau. Có thể vừa chứa thành phần chữa 1 loại bệnh nào đó, những cũng có thể vừa chứa thành phần gây bệnh hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu dùng nhiều.
  • Việc con người chủ động để các thành phần khác nhau và kiểm soát tác dụng phụ của các thành phần bên trong viên thuốc tây y dễ hơn nhiều so với việc nghiên cứu xem trong cây thảo dược có bao nhiêu thành phần? Ngoài thành phần có lợi cho sức khỏe, các thành phần còn lại trong cây thảo dược có những tác dụng phụ nào? Ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao? Đó là chưa kể đến thảo dược trên trái đất thì vô số, con người làm sao có thể nghiên cứu hết
  • Một số loại thuốc nam không được kiểm duyệt chặt chẽ và kiểm soát chất lượng như các loại thuốc tây truyền thống. Điều này có thể gây ra rủi ro về vấn đề vệ sinh và an toàn.
  • Một số người trộn chất cấm vào thuốc đông y, gây nguy hiểm cho người dùng. Người bệnh có cảm giác triêu chứng của bệnh được kiểm soát tốt, nhưng sau một thời gian sẽ gây ra các tác dụng phụ nhất định.
  • Thuốc nam cũng như thuốc tây y, dùng không đúng liều có thể gây ra các tác hại khó lường (Cường giáp thành suy giáp và ngược lại chẳng hạn)
  • Sử dụng thuốc nam đồng thời với các loại thuốc tây truyền thống khác có thể gây ra tương tác thuốc, làm giảm hiệu quả hoặc tăng tác dụng phụ của cả hai loại thuốc.

Người bệnh cần đến viện khám, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không nên tin vào quảng cáo trên mạng xã hội, tránh dùng thuốc không rõ nguồn gốc. Theo dõi quá trình điều trị và hiệu quả, điều chỉnh chế độ ăn uống, điều trị bệnh đúng cách tránh tổn thương đến chức năng gan, thận… 

10. DÙNG THUỐC NHƯ THẾ NÀO?

> Tùy theo diễn tiến của bệnh và thể trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân các toa thuốc khác nhau trong từng giai đoạn. Vì vậy, bệnh nhân hạn chế tối đa dùng lại toa thuốc cũ khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Tránh bệnh chuyển biến từ cao sang thấp và ngược lại … thậm chí chịu tác dụng phụ của 1 loại thuốc nào đó do dùng quá chỉ định.

>Mỗi bệnh nhân có diễn tiến bệnh, thể trạng và cơ địa khác nhau nên bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân khác nhau các toa thuốc khác nhau có thành phần dược tính khác nhau hoặc giống nhau, thậm chí cùng dược tính nhưng do cơ địa và thể trạng của từng bệnh nhân bác sĩ sẽ tư vấn bệnh nhân dùng thuốc của những hãng dược khác nhau (giá tiền khác nhau). Vd: cùng cần hoạt chất abc, nhưng có bệnh nhân cần phải dùng loại thuốc đắt tiền hơn do cơn địa hoặc do thể trạng (mang thai chẳng hạn, mắc các bệnh khác chẳng hạn hay là dị ứng chẳng hạn).

>2 loại thuốc cùng dược tính khác nhãn hiệu cũng không đảm bảo giống nhau 100% được. Và vì thế mà giá tiền, hiệu quả điều trị và tác dụng phụ cũng có thể khác nhau. Vì vậy, bệnh nhân cần hạn chế việc thay thế loại thuốc khi chưa có tư vấn của người có chuyên môn.

  • Với câu hỏi: thị trường nhiều loại thuốc, vậy nên chọn mua loại thuốc nào? Câu trả lời là:  Nhãn hiệu thuốc do bác sĩ Bảo giới thiệu cho bệnh nhân là thuốc đã được Bác sĩ Bảo có kinh nghiệm dùng nhiều và có hiệu quả cho bệnh nhân tại bệnh viện… Nhưng nhãn hiệu thuốc dùng trong bệnh viện không hẳn bệnh nhân có thể tìm mua được tại các nhà thuốc. Và ngược lại, thuốc bệnh nhân tìm được tại các nhà thuốc không hẳn Bác sĩ Bảo đã từng dùng cho bệnh nhân trong bệnh viện. Về nguyên tắc, bệnh nhân mua thuốc đúng thành phần dược tính do bác sĩ kê toa là được. Ngoài ra, bệnh nhân có thể hỏi thêm dược sĩ tư vấn về chất lượng của nhãn hiệu thuốc.
  • Có nhất thiết phải mua thuốc theo đúng thương hiệu thuốc mà bác sĩ kê?Như đã nói ở trên: về nguyên tắc 2 loại thuốc cùng hoạt chất, cùng hàm lượng có thể thay thế cho nhau. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý:

– Nếu mua thuốc theo tên hoạt chất thuốc hay còn gọi là tên dược học thì có cái tiện cho bệnh nhân đó là: cầm toa thuốc đó đi đâu mua cũng dễ. Bởi vì 1 hoạt chất thuốc có đến hàng tá doanh nghiệp sản xuất có khi là hàng trăm nữa là khác… không có thuốc này thì ta dùng thuốc kia.

– Tuy nhiên, khi mua thuốc theo đúng tên thương hiệu của 1 hoạt chất thuốc tức là mức độ kiểm soát thuốc sẽ chặt hơn, tính hiệu quả cao hơn (chưa nói đến thuốc xịn hay dỏm). Bởi vì cùng hoạt chất nhưng thành phần phụ khác nhau, tác dụng phụ cũng khác nhau:

(*) Có những thương hiệu thuốc, khi uống phải kèm theo thuốc hỗ trợ hấp thụ hoặc là chống lại tác dụng phụ… nhưng với thương hiệu khác thì không.

(**) Có những loại thuốc, cũng thành phần dược học là vậy nhưng uống của thương hiệu này thì chỉ cần liều như vậy, nhưng của thương hiệu khác thì liều dùng phải gấp đôi.

=> Vậy thì thử hỏi, nếu bác sĩ không kiểm soát được thương hiệu thuốc thì độ chính xác của toa thuốc còn bao nhiêu %?

Thương hiệu thuốc khác nhau có thể khác nhau về liều dùng, và thuốc hỗ trợ kèm theo

Giống như bài báo: bác sĩ kê paracetamol chung chung và để bệnh nhân tự chọn mua thuốc… vậy chừng nào bệnh nhân hạ sốt bác sĩ cũng dự trù chung: Nếu bệnh nhân mua và dùng loại thuốc này thì… Nếu bệnh nhân mua và dùng loại thuốc kia thì… Nếu bệnh nhân dùng hiệu thuốc nọ thì… Chưa kể nếu bệnh nhân dùng thương hiệu thuốc mà bác sĩ chưa có kinh nghiệm dùng cho bệnh nhân khác thì sao? 

xem thêm bài viết trên Vnexpress: mua thuốc ngoại viện

> Như đã nói ở trên về sự khác nhau có thể có bên trong 2 loại thuốc cùng dược tính và sự khác nhau trong cơ địa của từng bệnh nhân. Đó là lý do vì sao toa thuốc lần đầu thường ngắn và bệnh nhân cần sớm tái khám sớm để thông báo cho bác sĩ biết về diễn tiến điều trị, để bác sĩ có thể ra quyết định dùng tiếp hay điều chỉnh toa thuốc phù hợp với cơ địa của từng bệnh nhân.

> Như đã giải thích bên trên về tính phù hợp hay cần điều chỉnh của từng loại thuốc đối với bệnh nhân, diễn biến của bệnh trong từng thời kỳ. Bệnh nhân cần mang theo sổ khám bệnh, toa thuốc đang dùng, kết quả xét nghiệm lần này và lần trước, bảng theo dõi đường huyết- huyết áp tại nhà… khi tái khám. Để bác sĩ xem kỹ hơn về quá trình diễn biến của bệnh.

> Nhiều bệnh nhân có thói quen hỏi trong toa thuốc: thuốc này trị bệnh gì? Sao bác sĩ lại cho tui uống thuốc “bổ”? Rồi lên mạng tra soát xem bác sĩ kê toa đúng không, rồi suy nghĩ lung tung về toa thuốc của bác sĩ? – Trên thực tế, rất khó để nói rõ thuốc này trị bệnh gì trong toa thuốc của bác sĩ. Bởi 1 bệnh đôi khi không phải chỉ 1 viên thuốc là chữa khỏi hay kiểm soát được.

  • Có những loại thuốc, chỉ có tác dụng thúc đẩy hiệu quả hoặc hạn chế tác dụng phụ của 1 loại thuốc nào đó.
  • Có những loại thuốc 1 mũi tên trúng 2 -3 đích, chữa cùng lúc nhiều loại bệnh cùng lúc.
  • Có những loại thuốc chuyên điều trị bệnh này, nhưng hoạt chất của nó lại tốt cho việc điều trị của bệnh kia mà trên mạng không hề biết được
  • Có những loại thuốc đóng vai trò như 1 trong những mũi tấn công để kiểm soát bệnh. Cứ hình dung, để chiếu tướng căn bệnh tiểu đường… Bác sĩ cần cho chỉ định: xe, pháo, mã vây địch. Cái này thuộc về tay nghề và y đức của từng bác sĩ thôi.

> Tại sao bác sĩ kêu thuốc này uống trước ăn, bác sĩ khác lại bảo uống sau ăn? Rồi cũng 1 bác sĩ nhưng lúc kêu uống trước ăn- lúc kêu uống sau ăn, bác sĩ không nhất quán?- Việc uống thuốc trước hay sau ăn ngoài nguyên nhân bao tử, còn có nhiều nguyên nhân khác như: bác sĩ muốn thuốc hấp thu nhiều hơn hay hấp thụ ít lại (thay vì tăng/ giảm liều dùng). Tùy vào mức độ bệnh, thể trạng và chiến lược điều trị của bác sĩ mà sẽ có những chỉ định khác nhau.

> Bác sĩ, nhà thuốc, ai đó hướng dẫn tôi uống thuốc theo toa thế này. Có dùng được không bác sĩ? Câu trả lời sẽ là: không thể trả lời chính xác được.

>Với các toa thuốc điều trị các bệnh khác có gây xung đột (hay đúng hơn là chống chỉ định) với bệnh tuyến giáp hay không? Thì hãy hỏi bác sĩ kê toa Vì nguyên tắc: BS điều trị thuộc chuyên khoa phụ sẽ biết: thuốc có chống chỉ định với các loại thuốc điều trị bệnh nền thuộc các chuyên khoa chính hay ko (gồm: nội, ngoại, sản, nhi). Nguyên tắc:

  • Phụ phải tránh chính.
  • Toa sau nhìn toa trước.
  • Và chỉ bác sĩ cho toa thuốc mới hiểu rõ dược tính toa thuốc mình kê.

>Với các loại thực phẩm, thực phẩm chức năng: bệnh nhân nên tự hỏi chính người đã tư vấn bệnh nhân dùng thuốc/ thực phẩm chức năng đó về độ uy tín và tay nghề, năng lực chuyên môn của người tư vấn để tránh tiền mất, tật mang. 

LỜI KHUYÊN đến bệnh nhân: không nên tin tưởng vào tư vấn của những người không có chuyên môn. Bởi:

  • Các bác sĩ chuyên khoa luôn là những người đầu tiên cập nhật tiến bộ của y học thế giới. Nếu có 1 loại thần dược nào đó, thì các bác sĩ chuyên khoa đã áp dụng cho bệnh nhân của mình lâu rồi. Khoa học thế giới đã cập nhật rồi, bộ y tế đã vào cuộc rồi!
  • Ngoài ra, các công ty thực phẩm chức năng cũng thừa hiểu: tiếp thị cho bác sĩ chuyên khoa là con đường bán hàng hàng nhanh và tiết kiệm nhất. Vậy tại sao họ không chọn con đường đó?

11. NÊN MỔ, UỐNG PHÓNG XẠ HAY DÙNG THUỐC

Người bệnh tuyến giáp có thể được uống thuốc, phẫu thuật hoặc uống phóng xạ tùy từng trường hợp bệnh và cần tuân thủ điều trị. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm khác nhau, căn cứ vào nguyên nhân, mức độ, độ tuổi, mang thai, bệnh tim, dị ứng thuốc… của người bệnh mà bác sĩ có phương pháp, phác đồ điều trị khác nhau.

.Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc kháng giáp gây ra phản ứng dị ứng ở khoảng 5% người bệnh. Các dị ứng thường gặp như phát ban đỏ, nổi mề đay, sốt, đau khớp.
  • Một tình trạng hiếm gặp xảy ra ở 1/500 người bệnh là giảm số lượng bạch cầu gây nhiễm trùng.
  • Tổn thương gan là một trong những tác dụng phụ hiếm gặp khi dùng thuốc kháng giáp.

Người bệnh nên tái khám với bác sĩ để được điều chỉnh kịp thời.

Điều trị bằng phương pháp mổ

Quá trình mổ bướu giáp tiềm ẩn nhiều rủi ro như mất máu, ảnh hưởng đến dây thanh quản khiến khàn giọng, để lại sẹo… Nguy cơ chuyển sang suy giáp sau khi cắt bỏ tuyến giáp. Nếu phẫu thuật cắt hoàn toàn tuyến giáp, người bệnh phải dùng thuốc hormone tuyến giáp suốt đời

Điều trị bằng phương pháp uống phóng xạ

  • Người bệnh có thể tái phát cường giáp nhưng thường ở mức độ nhẹ hơn
  • Ngoài ra, phương pháp iod phóng xạ phá hủy tế bào tuyến giáp nên người bệnh thường bị suy giáp. Bác sĩ giúp người bệnh kiểm soát suy giáp bằng cách dùng thuốc uống bổ sung hormone tuyến giáp hàng ngày.

Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm khác nhau, căn cứ vào nguyên nhân, mức độ, độ tuổi, mang thai, bệnh tim, dị ứng thuốc… của người bệnh mà bác sĩ có phương pháp, phác đồ điều trị khác nhau. Vì vậy mà bệnh nhân cần khám và trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị thích hợp.

12. SAU PHẨU THUẬT TUYẾN GIÁP CÓ CẦN DÙNG THUỐC KHÔNG?

Bệnh nhân mắc bệnh cường giáp (tăng sản xuất hormone tuyến giáp) được phẫu thuật cắt giảm tuyến giáp.

  • Sau phẫu thuật tuyến giáp, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ và có thể phải điều trị bổ sung hormone tuyến giáp. Liều lượng thuốc sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, do đó, người bệnh nên tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Nếu phần còn lại của tuyến giáp vẫn có thể sản xuất đủ hormone giáp thì không cần dùng thuốc để bổ sung hormone giáp.
  • Ngoài ra, theo thời gian, các nhu mô giáp còn lại có thể bị teo dẫn đến thiếu hormone, gây suy giáp. Vì vậy sau phẫu thuật, người bệnh phải đi tái khám theo chỉ định của bác sĩ để được tiên lượng khả năng suy giáp.

Nhiều bệnh nhân do chủ quan tự ý ngưng uống thuốc sau phẫu thuật và không tái khám do thấy sức khỏe bình thường. Có thể dẫn đến suy giáp nguyên phát sau phẫu thuật do tự ngưng thuốc điều trị.

Bệnh suy giáp do thiếu hụt hormone tuyến giáp, các dấu hiệu như không chịu được lạnh, tăng cân nhẹ, hay quên, tính cách thay đổi, mặt phù, rụng tóc. Một số trường hợp suy giáp dẫn đến khô da, sưng phù quanh mắt, táo bón, rong kinh, giọng khàn, nói chậm… Bệnh làm tăng cholesterol, dẫn đến rối loạn mỡ máu, biến chứng tim và hệ thần kinh với triệu chứng chậm chạp, đờ đẫn, giảm trí nhớ. Thiếu hormone tuyến giáp gây hạ đường huyết, bệnh tự miễn, đái tháo đường…

Bác sĩ khuyến cáo mọi người khám sức khỏe nội tiết định kỳ hàng năm để tầm soát các bệnh nội tiết. Người có các triệu chứng suy giáp cần khám bác sĩ để điều trị. Sau phẫu thuật tuyến giáp, người bệnh từng phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp cần theo dõi và uống thuốc theo chỉ định và tái khám định kỳ. Bệnh nhân đang điều trị suy giáp tuyệt đối không được bỏ thuốc.

13. BỆNH TUYẾN GIÁP CÓ TÁI PHÁT KHÔNG?

Bệnh tuyến giáp có thể tái phát sau điều trị. Do di truyền, hoặc thay đổi cơ địa, nội tiết hoặc tình trạng sức khỏe có thể làm cho bệnh tái phát.

GIỚI THIỆU BÁC SĨ LÊ HOÀNG BẢO

Kinh nghiệm khám chữa bệnh: Bác sĩ Lê Hoàng Bảo hiện đang công tác tại Khoa Nội tiết – bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM (Bệnh viện Đại học Y dược là bệnh viện có số lượt khám chữa bệnh đông nhất tại TP.HCM hiện nay). Với 15 năm công tác, bác sĩ đã và đang khám cũng như điều trị nhiều ca bệnh tuyến giáp phức tạp cho bệnh nhân tại khu vực trong và ngoài Tp.HCM

Trình độ khoa học:

+ Bác sĩ Lê Hoàng Bảo tốt nghiệp loại giỏi bác sĩ Nội trú nội tiết (Bác sĩ Nội trú là loại hình đào tạo bác sĩ đặc biệt dành cho thế hệ y bác sĩ nồng cốt kế thừa tại Việt Nam. Được tuyển chọn gắt gao và giới hạn từ những tân bác sĩ tốt nghiệp Đại học loại Giỏi để tham gia chương trình đào tạo tích hợp giữa Thạc sĩ và Bác sĩ Chuyên khoa 1, vừa có khả năng nghiên cứu khoa học chuyên sâu vừa có khả năng thực hành lâm sàng chuyên khoa).  

Bác sĩ Nội trú – những tinh hoa được chọn lọc của đất nước, những tài năng trẻ của ngành y tế
Ngày xưa, Bác sĩ Lê Hoàng Bảo là 1 trong 5 bác sĩ tốt nghiệp loại giỏi trên tổng số 78 Bác sĩ Nội trú ở tất cả các chuyên khoa toàn Miền Nam
Ngày nay, Bác sĩ Lê Hoàng Bảo được xem như 1 chuyên gia trong lĩnh vực điều trị bệnh Nội tiết, đồng thời không ngừng cập nhật và chia sẽ phương pháp điều trị cùng đồng nghiệp

 + Hiện đang là nghiên cứu sinh Trường Đại học Y Dược Tp.HCM.

+ Đã tham gia nhiều khoá đào tạo chuyên khoa trong và ngoài nước. 

PHONG KHAM NOI TIET: TIEU DUONG -TUYEN GIAP | BAC SI LE HOANG BAO
Bác sĩ Lê Hoàng Bảo không ngừng nghiên cứu- học hỏi để đồng hành cùng bệnh nhân

Trình độ chuyên môn: Chuyên khám, chữa và kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường (đái tháo đường týp 1- týp 2, đái tháo thai kỳ) còn gọi là bệnh tiểu đường, các bệnh tuyến giáp (bệnh bướu cổ), tuyến yên, rối loạn chuyển hóa canxi (loãng xương), rối loạn lipid máu (còn goi là bệnh mỡ máu hay máu nhiễm mỡ), bệnh lý tuyến thượng thận và các rối loạn nội tiết khác.

Khả năng nghiên cứu và cập nhật y học nhân loại: Có nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước. Với nhiều bài báo quốc tế được đánh giá cao

Vị trí chuyên gia trong ngành: Ngoài ra, bác sĩ Lê Hoàng Bảo cũng đang là 1 trong những báo cáo viên được giới chuyên môn quan tâm đánh giá cao tại các hội thảo khoa học, tọa đàm và đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm khám chữa bệnh cho các y bác sĩ tại các bệnh viện tuyến quận, huyện, tỉnh thành

Y đức: Bác sĩ Lê Hoàng Bảo được bệnh nhân và đồng nghiệp đánh giá là một bác sĩ chuyên khoa tuyến giáp giỏi, không ngừng học hỏi và tâm huyết với nghề.

Tín nhiệm truyền thông: Bác sĩ Lê Hoàng Bảo được giới báo chí chính thống và các đài truyền hình trong nước tín nhiệm, mời tham gia các chương trình chia sẻ về bệnh cho bệnh nhân như: VTV1,  HTV9, Báo Tuổi trẻ,  Báo Thanh Niên, VnExpress… Được Báo Lao Động Tỉnh Đồng Nai giới thiệu về Địa chỉ Khám tiểu đường uy tín tại TPHCM đến người dân tỉnh Đồng Nai, Bookingcare … Review là Top 5 bác sĩ chữa tiểu đường giỏi tại Tp.HCM….  hay Top 5 Địa chỉ khám Nội tiết – Tiểu đường uy tín tại TPHCM

Bác sĩ Lê Hoàng Bảo trong chương trình Thời sự của đài truyền hình VTV

Xem thêm thông tin chi tiết về bác sĩ Lê Hoàng Bảo

Leave Comments

0938.121.232
0938.121.232