TÌM HIỂU VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÒN GỌI LÀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

PHONG KHAM NOI TIET: TIEU DUONG -TUYEN GIAP | BAC SI LE HOANG BAO

NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (CÒN GỌI LÀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG)

tìm hiểu thêm Hướng dẫn tiêm INSULIN

❤️❤️❤️ Lưu ý: Vui lòng đọc hết bài viết để nhận thông tin quà tặng miễn phí của nhà tài trợ Abbott.

Nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường thường chủ yếu là do gen di truyền gây nên. Ngoài ra còn do các yếu tố như béo phì, do ăn uống không điều độ, do có thai, bị chấn thương tâm lý, viêm nhiễm cũng làm tăng tốc độ nhiễm bệnh. Trong đó:

✅DO GEN DI TRUYỀN:

Theo thống kê thì ước tính có đến 25%- 30% người mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) thường có gia tộc họ hàng trước đây đã có người mắc chứng bệnh này rồi . Những anh em hoặc chị em song sinh thường có tỷ lệ 30-50% cả hai cùng bị bệnh ĐTĐ tuýp 1 và tới 90% cặp song sinh cùng đồng thời bị đái tháo đường tuýp 2. Những người có họ hàng thân thích mắc bệnh đái tháo đường thường dễ mắc hơn những người bình thường. Nói như vậy không có nghĩa là một người bị bệnh nhất định cả nhà sẽ bị bệnh. Bởi vì bệnh thường đi kèm với một số yếu tố thúc đẩy quá trình mắc bệnh của từng người cụ thể.

✅DO BÉO PHÌ

Béo phì là một trong những nhân tố quan trọng để đưa con người đến nhiễm bệnh ĐTĐ, nhất là ở các bậc trung niên, và thường xảy ra ở những người có trọng lượng vượt quá trọng lượng tiêu chuẩn. Theo số liệu điều tra thì nếu trọng lượng vượt quá trọng lượng tiêu chuẩn 10% thì tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường cao gấp 1,5 lần so với người bình thường, trọng lượng lớn hơn 20% thì tỷ lệ này là 3,2 lần, con trọng lượng vượt quá 25% thì cơ hội mắc bệnh này tăng gấp 3,8 lần. Người béo mắc bệnh đái tháo đường ở độ tuổi trên 45 thì tỉ lệ tử vong cao gấp 6 lần người đái tháo đường nhưng trọng lượng bình thường và gấp 20 lần so với người gầy mắc bệnh đái tháo đường. Nói như vậy nhưng cũng không nên vì quá sợ mà vội vàng làm mọi cách để giảm béo khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Những người mắc bệnh béo phì chỉ nên chú ý khống chế trọng lượng của bản thân trong một phạm vi chừng mực nhất định nào đó để chữ cho thể hình phát triển hài hòa thích hợp là được.

✅DO THIẾU VẬN ĐỘNG:

Xã hội ngày càng phát triển con người càng ít vận động, ra khỏi nhà là lên xe, công sở là đi thang máy, ngồi lì quá lâu trước màn hình máy tính, tivi, ở nhà thường dùng các máy móc thay cho hoạt động lao động tay chân. Thân thể không vận động làm cho năng lượng bên trong không tiêu đi được, tích tụ lại dẫn đến chứng béo phì, từ đó gây ra những nhân tố thúc đẩy dẫn đến bệnh đái tháo đường.

✅Do những NGUYÊN NHÂN KHÁC:

Do các virus ví dụ như virus viêm màng não, virut quai bị, do một số loại thuốc hoặc luôn trong trạng thái tinh thần căng thẳng, bị kích thích.
Tất cả những nhân tố trên đều là những tác nhân thúc đẩy nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường.

PHONG KHAM NOI TIET: TIEU DUONG -TUYEN GIAP | BAC SI LE HOANG BAO
Bác sĩ Lê Hoàng Bảo không ngừng nghiên cứu- học hỏi để đồng hành cùng bệnh nhân

NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

✅TIỂU TIỆN NHIỀU: người bệnh tiểu đường đi tiểu nhiều lần trong ngày và số lượng nước tiểu cũng nhiều hơn bình thường.

✅ĂN NHIỀU: vì lượng đường đi theo nước tiểu thải ra ngoài, hơn nữa cơ thể lại không hấp thụ được đường càng làm cho nhiệt lượng và năng lượng trong cơ thể không đủ. Trong khi đó, cơ thể đòi hỏi phải có sự cung cấp năng lượng, dẫn tới ăn nhiều.

✅UỐNG NHIỀU: vì tiểu tiện nhiều nên lượng nước trong cơ thể người bệnh mất đi nhiều, gây ra hiện tượng tế bào mất nước, kích thích thần kinh trung ương tác động tới tuyến nước bọt gây ra khát nước dữ dội khiến phải uống nước liên tục.

✅GẦY NHIỀU: vì lượng đường không hấp thụ được làm cho nguồn năng lượng cung cấp cho cơ thể bị trục trặc, không đủ để bù đắp cho lượng thiếu hụt, nên cơ thể có thể muốn hoạt động được thì các mô mở và các protein phải tiếp tục phân giải, từ đó làm trọng lượng cơ thể tiêu hao rất nhiều và nhanh. Các hoạt động trao đổi chất bị rối loạn, các chất điện giải trong cơ thể mất cân bằng, năng lượng cũng không giải tỏa được một cách bình thường làm cho người bệnh luôn cảm thấy uể oải, mệt mỏi và thiếu sức sống

BIẾN CHỨNG CẤP/MẠN TÍNH Ở BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG

✅BIẾN CHỨNG CẤP TÍNH

a. Hôn mê nhiễm ceton acid: Glucose và ceton tăng cao trong máu, làm cho máu bị nhiễm chất acid.
b. Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu máu: Glucose tăng rất cao trong máu, làm cho máu bị cô đặc lại.
c. Hạ đường huyết: Glucose trong máu hạ thấp, làm giảm cung cấp năng lượng cho nhiều loại tế bào trong cơ thể, trong đó tế bào não bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Các biến chứng cấp tính xảy ra tương đối nhanh và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

✅BIẾN CHỨNG MẠN TÍNH

a. Biến chứng mạch máu lớn: Có thể gây nguy hiểm đến tính mạng
– Bệnh mạch vành: Đau thắt ngực ổn định, đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim.
– Bệnh mạch máu não: Cơn thoáng thiếu máu não, nhồi máu não, xuất huyết não.
– Bệnh động mạch ngoại biên: Hẹp, tắc động mạch chi dưới.
b. Biến chứng mạch máu nhỏ: Thường làm giảm chất lượng cuộc sống
– Bệnh thận: Tiểu đạm, suy thận.
– Bệnh võng mạc: Xuất huyết, xuất tiết võng mạc, phù gai thị, bong võng mạc, mù lòa.
– Bệnh thần kinh ngoại biên:
+ Bệnh thần kinh cảm giác: Nóng ran, đau, tê, dần dần mất cảm giác 2 chi dưới.
+ Bệnh thần kinh vận động: Sụp mi, lé, méo miệng…
+ Bệnh thần kinh tự chủ: Nhịp tim nhanh khi nghỉ, hạ huyết áp tư thế, liệt dạ dày, tiểu không tự chủ, teo cơ, v.v…
BIẾN CHỨNG NHIỄM TRÙNG: Viêm phổi, lao phổi, viêm mô tế bào, nhiễm trùng tiểu, viêm nhiễm sinh dục, v.v…
Các biến chứng mạn tính do đái tháo đường mặc dù rất nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa, làm chậm hoặc làm giảm nếu kiểm soát đường huyết tốt ngay từ khi mới chẩn đoán.

Công ty Abbott Việt Nam TÀI TRỢ MIỄN PHÍ cho bệnh nhân Phòng khám Nội tiết Bác sĩ Lê Hoàng Bảo 06 cảm biến đo đường huyết không lấy máu. Tổng trị giá 9.000.000 đồng
Công ty Abbott Việt Nam TÀI TRỢ MIỄN PHÍ cho bệnh nhân Phòng khám Nội tiết Bác sĩ Lê Hoàng Bảo 06 cảm biến đo đường huyết không lấy máu. Tổng trị giá 9.000.000 đồng

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ NGUY HẠI ĐẾN SỨC KHỎE KHÔNG?

Bệnh tiểu đường (khoa học gọi là bệnh đái tháo đường) thường dẫn đến một số bệnh đi kèm khác như: đường trong máu cao, mỡ trong máu, cao huyết áp. Những bệnh này thường có những tiến triển làm tổn thương tới các cơ quan, bộ phận trong cơ thể, những tác động xâm hại đó thường xảy ra chậm chạp nhưng lại rất khó chữa.
Những chứng bệnh cùng bạo phát đi kèm với bệnh tiểu đường sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong hoặc tàn phế cho người bệnh.
Do đó, khi mắt bệnh tiểu đường mạn tính, người bệnh phải luôn đề phòng những bệnh khác cũng nhân đó mà phát triển theo, gây ảnh hưởng không ít đến cuộc sống của người bệnh. Cần phải theo dõi chặt chẽ những thay đổi và luôn luôn khống chế được lượng đường trong máu, lượng mỡ, mức huyết áp để kịp thời ứng phó, duy trì cuộc sống bình thường cho người bệnh tiểu đường.

MỘT SỐ LƯU Ý TRONG BỮA ĂN CỦA BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG

Nên ăn mỗi ngày 3 bữa chính (sáng, trưa, chiều) vào giờ cố định. Không ăn bữa phụ nếu bác sĩ không yêu cầu.
Hạn chế tiêu thụ đường cũng như các loại nước trái cây, nước ngọt công nghiệp.
Hãy tiêu thụ lượng tinh bột ở mức vừa phải (với kích thước khoảng 01 nắm tay người bệnh cho mỗi bữa).
Cẩn thận với muối. Muối là nguyên nhân khiến suy tim và tăng huyết áp.

BÁC SĨ CHỮA TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

THÔNG TIN BÁC SĨ LÊ HOÀNG BẢO

PHONG KHAM NOI TIET: TIEU DUONG -TUYEN GIAP | BAC SI LE HOANG BAO
Bác sĩ Lê Hoàng Bảo (đứng giữa) nhận bằng khen của Bộ y tế về công trình nghiên cứu khoa học

🔸Công tác tại Khoa Nội tiết – bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM

🔸Hiện đang là nghiên cứu sinh Trường Đại học Y Dược Tp.HCM. Đã tham gia nhiều khoá đào tạo chuyên khoa trong và ngoài nước

🔸Chuyên khám, chữa và kiểm soát đường huyết (đái tháo đường týp 1- týp 2, đái tháo thai kỳ), các bệnh tuyến giáp, tuyến yên, rối loạn chuyển hóa canxi (loãng xương), rối loạn lipid máu, bệnh lý tuyến thượng thận và các rối loạn nội tiết khác.

🔸Có nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước.

🔸Ngoài ra, bác cũng đang là 1 trong những báo cáo viên được giới chuyên môn quan tâm đánh giá cao tại các hội thảo khoa học, tọa đàm và đào tạo chia sẻ kinh nghiệm tại các bệnh viện tuyến quận, huyện, tỉnh.

Xem thêm: Công ty Abbott Việt Nam tài trợ MIỄN PHÍ cho bệnh nhân tiểu đường thiết bị cảm biến đo đường huyết liên tục không lấy máu

👉HƯỚNG DẪN KHÁM TRỰC TUYẾN: https://bacsinoitiet.com/lien-he-dang-ky/kham-benh-truc-tiep/

HƯỚNG DẪN KHÁM TRỰC TIẾP TẠI PHÒNG KHÁM: https://bacsinoitiet.com/lien-he-dang-ky/kham-benh-truc-tiep/

Xem thêm GIỚI THIỆU BÁC SĨ

☎️ Hotline hỗ trợ phòng khám: 0938121232

Fanpage https://facebook.com/bslehoangbao

Youtube BÁC SĨ LÊ HOÀNG BẢO

Hướng dẫn tìm đường đi trên Google Map: https://g.co/kgs/QJVtv6

2 HÌNH THỨC KHÁM BỆNH
2 HÌNH THỨC KHÁM BỆNH

PHÒNG KHÁM NGOÀI GIỜ VỚI 2 HÌNH THỨC KHÁM BỆNH

  • Trực tiếp tại phòng khám
  • Trực tuyến qua điện thoại 

VỚI CÁC TIỆN ÍCH CHO BỆNH NHÂN

🔸Bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, tâm huyết với nghề

🔸Được thăm khám và tư vấn chu đáo hơn do có nhiều thời gian trao đổi

🔸Chủ động ngoài giờ hành chính

🔸Rút ngắn khoản cách địa lý nhờ dịch vụ tư vấn trực tuyến

🔸Tiết kiệm chi phí đi lại

🔸Thuận tiện cho người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người khuyết tật, người bệnh đau ốm, việc di chuyển đi lại khó khăn, hạn chế tiếp xúc đông người

👉👉👉 LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ NGAY: 

QUY TRÌNH KHÁM BỆNH:

🔸QUY TRÌNH KHÁM BỆNH TRỰC TIẾP TẠI PHÒNG KHÁM NGOÀI GIỜ

Nhấn vào đây để xem: https://bacsinoitiet.com/lien-he-dang-ky/kham-benh-truc-tiep/

QUY TRÌNH KHÁM BỆNH TRỰC TUYẾN QUA ĐIỆN THOẠI

🔸Nhấn vào đây để xem: https://bacsinoitiet.com/lien-he-dang-ky/kham-benh-truc-tuyen/

0938.121.232
0938.121.232