Tiểu Đường Thai Kỳ

Tiểu đường thai kỳ hay đái tháo đường thai kỳ ở thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng tăng dần trong những năm qua

(Lưu ý: Bài viết được xem là Cẩm nang chăm sóc sức khỏe dành cho bệnh nhân tiểu đường thai kỳ. Bao gồm: các kiến thức và phương pháp chăm sóc bệnh nhân tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu cố gắng đọc hết nhé!)

Từ 2,1% năm 1997 lên 4% năm 2007, 11% năm 2008 và khoảng 20% trong năm 2017; trong khi tại Hà Nội là 5,7% vào năm 2004. Theo khảo sát của các bệnh viện chuyên khoa sản trên toàn quốc thì trong giai đoạn từ năm 2001-2004, tỉ lệ phát hiện bệnh đái tháo đường thai kỳ vào khoảng 3%-4%, tuy nhiên đến năm 2017, tỉ lệ này đã tăng lên mức 20% trên tổng số thai phụ được khám tại các bệnh viện/cơ sở y tế chuyên khoa.
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của bà mẹ cũng như của thai nhi: Người mẹ có thể mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, bệnh lý võng mạc, bệnh lý mạch vành và nhiễm trùng tiết niệu, tăng nguy cơ tiền sản giật – sản giật và nguy cơ bị đái tháo đường thực sự trong tương lai… Tăng huyết áp ở người mẹ sẽ đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng bất thường bẩm sinh tăng gấp 3 lần ở những thai nhi có mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trước đó mà không được kiểm soát tốt.

Vì vậy, PHÒNG KHÁM NỘI TIẾT: Tiểu đường – Tuyến giáp | Bác sĩ Lê Hoàng Bảo kính gửi đến bệnh nhân  nhưng thông tin cơ bản sau về bệnh tiểu đường thai kỳ

Xem thêm: Khám tiểu đường thai kỳ ở đâu an toàn cho cả mẹ và bé

PHONG KHAM NOI TIET: TIEU DUONG -TUYEN GIAP | BAC SI LE HOANG BAO
PHONG KHAM NOI TIET: TIEU DUONG -TUYEN GIAP | BAC SI LE HOANG BAO

I. Định nghĩa đái tháo đường trong thai kỳ

Theo Tổ chức Y tế thế giới (2013), tăng glucose huyết tương được phát hiện lần đầu trong khi có thai được phân loại thành 2 nhóm là đái tháo đường mang thai (Diabetes in pregnancy) và đái tháo đường thai kỳ (Gestational Diabetes Mellitus). Đái tháo đường mang thai, hay còn gọi là đái tháo đường rõ (Overt Diabetes) có mức glucose huyết tương đạt mức chẩn đoán đái tháo đường tiêu chuẩn (WHO, 2006), trong khi đái tháo đường thai kỳ có mức glucose huyết tương thấp hơn.  

Hội Nội tiết Mỹ (Endocrine Society) định nghĩa ĐTĐTK là tình trạng liên quan đến tăng glucose huyết tương của mẹ với mức độ thấp hơn ĐTĐ mang thai (đái tháo đường rõ) và làm tăng nguy cơ các kết cục sản khoa bất lợi cho cả thai phụ và thai nhi

Hay nói dễ hiễu hơn, những phụ nữ khi chưa mang thai vốn không mắc bệnh, cơ thể khỏe mạnh bình thường, nhưng khi có thai vào giai đoạn giữa hoặc giai đoạn cuối thì sẽ phát hiện triệu chứng tiểu đường (khác với những người đã có bệnh sẵn sau đó lại có thai) thì gọi là người bệnh tiểu đường thai kỳ

Xem thêm: Khám tiểu đường thai kỳ hạn chế dùng thuốc tối đa

II. Nguyên nhân của bệnh tiểu đường thai kỳ:

Bệnh tiểu đường của phụ nữ ở thời kỳ mang thai có nguyên nhân phát bệnh là do trong thời kỳ mang thai, vùng xương chậu tiết ra những yếu tố chống lại tiết tố Insulin, đặc biệt là giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai, lại thêm vào đó đồ nhạy cảm của các bộ phận trong cơ thể của người phụ nữ lúc mang thai không linh hoạt như xưa, do đó lượng Insulin được tạo ra tương đối ít hơn. 

Đối với phụ nữ có thai nhiễm chứng bệnh tiểu đường thì việc đầu tiên là làm sao phải khống chế được hàm lượng đường chứa trong máu để tránh được những nguy cơ làm hàm lượng đường trong thai nhi quá cao, tạo ra những ảnh hưởng xấu cho đứa trẻ sau này.

Sao kỳ sinh nở thì hàm lượng đường trong máu của người phụ nữ trở lại bình thường; cũng có một số bộ phận nhỏ Duy chính biến chuyển thành tiểu đường tuýp 1 hoặc túyp 2

Bệnh do nguyên nhân rối loạn chuyển hóa gây ra, do nhu cầu về năng lượng trong cơ thể sản phụ tăng cao cùng với sự phát triển của thai nhi nên cần đến lượng Insulin nhiều hơn. Cũng giống như các dạng tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, tiểu đường khi mang thai (còn gọi là tiểu đường thai kỳ) có ảnh hưởng đến việc sử dụng đường của cơ thể làm đường huyết tăng cao. Ngoài ra còn do các nguyên nhân khác như cơ thể sản phụ mắc các chứng bệnh về nội tiết, sinh ra nội tiết tố kháng lại hiệu lực của Insulin.

Rất khó nhận biết được dấu hiệu của bệnh tiểu đường khi mang thai, vì rất hiếm khi sản phụ mắc chứng khát nước hoặc nếu đi tiểu tiện nhiều thì sẽ dễ nhầm với nguyên nhân gây ra do thai nhi chèn ép bọng đái.

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường khi mang thai ở phụ nữ là do trong quá trình tiêu thức ăn, cơ thể bẻ gãy các chất carbohydrates có trong thức ăn và chuyển hóa thành các phân tử đường. Các nguyên tử đường này được gọi là glucose tạo năng lượng cho cơ thể, nó được hấp thu trực tiếp vào máu sau khi ăn, nhưng không thể đi vào tế bào được vì không có sự hỗ trợ của Insulin. Khi máu có nhiều đường thì tuyến tụy lại càng sản xuất nhiều Insulin. Các Insulin này có tác dụng mở khóa tế bào để nhận đường, phục vụ cho việc sản xuất năng lượng và duy trì mức độ đường thích hợp trong máu. Khi mang thai, nhau thai sản xuất ra hóc môn, nhưng các hóc môn này lại kháng Insulin. Nhau thai phát triển càng lớn, nhất là ở những tháng cuối cùng thì lượng hóc môn sản xuất ra lại càng nhiều nên kết quả là đã hạn chế tác dụng của Insulin. Thông thường tuyến tụy sẽ phản ứng bằng cách sản xuất vừa đủ lượng Insulin để khắc phục hậu quả nhưng đôi khi nó đã quá sức, do vậy sẽ có quá ít glucose đi vào tế bào, còn ở trong máu lưu cô lại quá cao nên sinh bệnh. Đây chính là nguyên nhân gây ra căn bệnh tiểu đường khi mang thai.

Xem thêm: Bác sĩ giỏi khám tiểu đường thai kỳ giỏi tại TPHCM

Bác sĩ Lê Hoàng Bảo (trên sân khấu) với nhiều kinh nghiệm khám chữa bệnh tiểu đường được giới y khoa đánh giá cao

III. Yếu tố nguy cơ

Các nghiên cứu dịch tễ học đã phát hiện, có sự liên quan giữa các yếu tố nguy cơ ở thai phụ với ĐTĐTK. Các yếu tố nguy cơ này có nhiều điểm chung, tương đối giống với các yếu tố nguy cơ ĐTĐ týp 2.

ĐTĐTK có xu hướng hay gặp ở những thai phụ sinh con khi lớn tuổi, sinh nhiều con, thừa cân, tiền căn gia đình có đái tháo đường, tiền căn sản khoa: thai lưu, sinh con to.

Theo khuyến cáo của Hội nghị quốc tế về ĐTĐTK lần V tại Mỹ năm 1998, các thai phụ có yếu tố nguy cơ sau đây dễ mắc ĐTĐTK:

  • Béo phì: Ở người béo phì có tình trạng kháng insulin và tăng tiết insulin gây rối loạn chuyển hóa glucose.
  • Tiền sử gia đình: Tiền sử gia đình có người ĐTĐ thế hệ thứ nhất là một trong những yếu tố nguy cơ cao của ĐTĐTK, chiếm 50 – 60% so với nhóm tiền sử gia đình không có người đái tháo đường.
  • Tiền sử sinh con to ≥ 4000 gam: Cân nặng trẻ sơ sinh to ≥ 4000 gam vừa là hậu quả của ĐTĐTK, vừa là yếu tố nguy cơ cho mẹ ở những lần mang thai sau.
  • Tiền sử bất thường về dung nạp glucose: Đây là yếu tố nguy cơ cao đối với ĐTĐTK, đa số người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose thì khi có thai đều bị ĐTĐTK.
  • Glucose niệu dương tính: Cũng là yếu tố nguy cơ cao đối với ĐTĐTK. Tuy nhiên, có khoảng 10 – 15% thai phụ có glucose niệu dương tính mà không phải do mắc ĐTĐTK.
  • Tuổi mang thai: Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), thai phụ có tuổi nhỏ hơn 25 được coi là ít nguy cơ ĐTĐTK, khi phụ nữ lớn hơn 35 tuổi mang thai thì nguy cơ ĐTĐTK tăng cao hơn.
  • Tiền sử sản khoa bất thường: Thai chết lưu không rõ nguyên nhân, con bị dị tật bẩm sinh, tiền sản giật, sinh non.
  • Chủng tộc: Là một yếu tố nguy cơ độc lập dẫn đến ĐTĐTK, có ảnh hưởng trực tiếp đến tần suất mắc ĐTĐ týp 2 trong dân số. Châu Á là chủng tộc có nguy cơ mắc ĐTĐTK cao.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang..
Bác sĩ Lê hoàng bảo được xem như một chuyên gia trong lĩnh vực khám chữa bệnh Nội tiết (trong đó có bệnh tiểu đường và tuyến giáp) tại khu vực Tp.HCM và các Tỉnh thành lân cận

IV. Hậu quả

1. Đối với thai phụ

Thai phụ mắc ĐTĐTK có nguy cơ xảy ra các tai biến trong suốt quá trình mang thai cao hơn các thai phụ bình thường. Các tai biến thường gặp là: – Tăng huyết áp: Thai phụ ĐTĐTK dễ bị tăng huyết áp hơn các thai phụ bình thường. Tăng huyết áp trong thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng cho mẹ và thai nhi như: tiền sản giật, sản giật, tai biến mạch máu não, suy gan, suy thận, thai chậm phát triển trong tử cung, sinh non và tăng tỷ lệ chết chu sinh.

  • Sinh non: Thai phụ bị ĐTĐTK làm tăng nguy cơ sinh non so với các thai phụ không bị ĐTĐTK. Tỷ lệ sinh non ở phụ nữ ĐTĐTK là 26%, trong khi ở nhóm thai phụ bình thường là 9,7%.
  • Đa ối: Tình trạng đa ối hay gặp ở thai phụ có ĐTĐTK, tỷ lệ cao gấp 4 lần so với các thai phụ bình thường.
  • Sẩy thai và thai lưu: Thai phụ mắc ĐTĐTK tăng nguy cơ sẩy thai tự nhiên, các thai phụ hay bị sẩy thai liên tiếp cần phải được kiểm tra glucose huyết một cách thường quy.
  • Nhiễm khuẩn niệu: Thai phụ mắc ĐTĐTK nếu kiểm soát glucose huyết tương không tốt càng tăng nguy cơ nhiễm khuẩn niệu.
  • Ảnh hưởng về lâu dài: Nhiều nghiên cứu nhận thấy rằng, các phụ nữ có tiền sử ĐTĐTK có nguy cơ cao diễn tiến thành ĐTĐ týp 2 trong tương lai. Có khoảng 17% đến 63% các phụ nữ ĐTĐTK sẽ bị ĐTĐ týp 2 trong thời gian 5 năm đến 16 năm sau sinh.

Tóm lại: Thai phụ mắc ĐTĐTK có thể làm gia tăng tỷ lệ sẩy thai, thai lưu, sinh non, tăng huyết áp trong thai kỳ, đa ối, nhiễm trùng tiết niệu, viêm đài bể thận, mổ lấy thai. Về lâu dài, các thai phụ mắc ĐTĐTK tăng nguy cơ tiến triển thành ĐTĐ týp 2 và các biến chứng liên quan đặc biệt là biến chứng tim mạch nhỏ ảnh hưởng đến tim, thận, mắt.

Xem thêm: Khám tiểu đường thai kỳ ở đâu an toàn cho cả mẹ và bé

2. Đối với thai nhi và trẻ sơ sinh

ĐTĐTK ảnh hưởng lên sự phát triển của thai nhi chủ yếu vào giai đoạn ba tháng đầu và ba tháng cuối thai kỳ. Giai đoạn 3 tháng đầu, thai có thể không phát triển, sảy thai tự nhiên, dị tật bẩm sinh, những thay đổi này thường xảy ra vào tuần thứ 6, thứ 7 của thai kỳ. Giai đoạn 3 tháng giữa, đặc biệt 3 tháng cuối thai kỳ có hiện tượng tăng tiết insulin của thai nhi, làm thai nhi tăng trưởng quá mức.

  • Tăng trưởng quá mức và thai to: Các nghiên cứu về thai to cho thấy tỷ lệ này khác nhau theo chủng tộc. Tỷ lệ sinh con to của những người mẹ bị mắc bệnh ĐTĐTK có nguồn gốc da trắng, nguồn gốc da đen hoặc nguồn gốc Tây Ban Nha cũng khác nhau.
  • Hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh: Chiếm tỷ lệ khoảng từ 15% – 25% ở trẻ sơ sinh của các thai kỳ có đái tháo đường.
  • Bệnh lý đường hô hấp: Hội chứng nguy kịch hô hấp.
  • Dị tật bẩm sinh: Một nghiên cứu từ 1946 – 1988 cho thấy, ở thời điểm thụ thai của người mẹ bị mắc bệnh ĐTĐ, nếu lượng glucose huyết tương không được kiểm soát tốt thì tỷ lệ dị tật bẩm sinh của trẻ sơ sinh sẽ rất cao từ 8 – 13%, gấp 2 – 4 lần nhóm không bị ĐTĐ.
  • Tử vong ngay sau sinh: Chiếm tỷ lệ khoảng 20% – 30%. Có nhiều bằng chứng cho thấy tăng glucose huyết tương mạn tính ở cơ thể mẹ giai đoạn từ 3 – 6 tuần cuối của thai kỳ dẫn đến tăng sử dụng glucose ở thai nhi, xuất hiện tình trạng thiếu oxy ở thai nhi, tăng tình trạng toan máu của thai là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp gây chết thai.
  • Tăng hồng cầu: Là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh của các thai phụ có ĐTĐTK, nồng độ hemoglobin trong máu tĩnh mạch trung tâm > 20g/dl hay dung tích hồng cầu > 65%.
  • Vàng da sơ sinh: Tăng hủy hemoglobin dẫn đến tăng bilirubin huyết tương gây vàng da sơ sinh, xảy ra khoảng 25% ở các thai phụ có ĐTĐTK.
  • Các ảnh hưởng lâu dài: Gia tăng tần suất trẻ béo phì, khi lớn trẻ sớm bị mắc bệnh ĐTĐ týp 2, rối loạn tâm thần – vận động. Trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị ĐTĐTK có nguy cơ ĐTĐ và tiền ĐTĐ tăng gấp 8 lần khi đến 19 đến 27 tuổi.

Xem thêm: Phòng khám tiểu đường thai kỳ an tâm cho mẹ bầu vượt cạn

V. Cách kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ:

Trong thời gian mang thai, sản phụ bị bệnh tiểu đường thai kỳ phải luôn kiểm soát đường huyết của mình, bằng cách đến cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám nội tiết hoặc phòng khám tiểu đường để bác sĩ kiểm tra thường xuyên hoặc mua máy đo đường huyết để tự đo ở nhà.

Khi mang thai, sản phụ cần chú ý đến ăn uống hợp lý, cân bằng để cung cấp đủ dưỡng chất cho cả hai mẹ con, tránh thiếu dưỡng chất và tránh tăng đường huyết lên quá cao. Sản phụ nên ăn đủ 3 bữa chính trong ngày và thêm bữa phụ theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Khi mang thai, sản phụ cũng cần phải luyện tập cơ thể theo cách thích hợp để giúp cơ thể khỏe mạnh, giúp việc vận chuyển đường tới tế bào dễ dàng, và cũng để giảm cân, giảm đau lưng, chuột rút, phù nề, táo bón, khó ngủ…

Khi các phương pháp trên không có tác dụng, sản phụ phải tiêm Insulin làm giảm lượng đường huyết. Nhưng trước khi điều chỉnh bằng thuốc, sản phụ nhất thiết phải đến bác sĩ chuyên khoa để xét nghiệm và tư vấn

PHONG KHAM NOI TIET: TIEU DUONG -TUYEN GIAP | BAC SI LE HOANG BAO
Bác sĩ Lê Hoàng Bảo cùng ban chuyên gia (trên sân khấu) giải đáp thăc mắc của các bác sĩ chuyên khoa

VI. Phòng chống đái tháo đường thai kỳ:

A. Điều chỉnh lối sống

Để phòng chống đái tháo đường thai kỳ, phụ nữ có thai đặc biệt các thai phụ có nguy cơ cao như đã sinh con trên 3.500 gram, trên 30 tuổi, thừa cân, béo phì… cần điều chỉnh lối sống để phòng chống bệnh ĐTĐTK.

1. Lựa chọn thực phẩm lành mạnh

  • Chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh và hoạt động thể chất là biện pháp chính để phòng chống ĐTĐTK
  • Thai phụ cần được tư vấn về dinh dưỡng để giúp cho họ chọn đúng về số lượng và chất lượng thực phẩm.
  • Thai phụ cần biết cách lựa chọn thực phẩm lành mạnh, để hạn chế sự tăng cân quá mức và phòng ĐTĐTK.

2. Kiểm soát sự tăng cân trong thai k

– Tăng cân là biểu hiện tích cực cho thấy sự phát triển của thai nhi, tăng cân của người mẹ lúc mang thai phụ thuộc vào giai đoạn thai kỳ và tình trạng dinh dưỡng trước khi mang thai. Tùy theo tình trạng dinh dưỡng (chỉ số khối cơ thể: BMI) trước khi có thai của người mẹ, Viện Y học đã khuyến nghị mức tăng cân như sau:

Bảng 4.1. Khuyến cáo về mức tăng cân trong thai kỳ

BMI trước khi mang thai Tăng cân (kg) Mức tăng cân trung bình trong quý 2 và quý 3 thời kỳ mang thai (kg/tuần)
Thiếu năng lượng trường diễn (BMI < 18,5 kg/m2 12,5 – 18 0,51 (0,44 – 0,58)
Bình thường (BMI: 18,5-24,9 kg/m2) 11,5 – 16 0,42 (0,35 – 0,50)
Thừa cân (BMI: 25,0-29,9 kg/m2) 7 – 11,5 0,28 (0,23 – 0,33)
Béo phì (BMI ≥ 30,0 kg/m2)                  5 – 9 0,22 (0,17 – 0,27)

-Ngoài ra để giảm nguy cơ ĐTĐTK, khuyến cáo cần giảm cân cho đối tượng bị thừa cân, béo phì trước khi mang thai.

3. Hạn chế sử dụng muối  

  • Giảm ăn mặn nhất là đối với những thai phụ có phù, tăng huyết áp hoặc bị nhiễm độc thai nghén để tránh tai biến khi sinh.
  • Nên sử dụng dưới 5g muối/ngày và nên sử dụng muối iốt.

4. Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích

  • Không nên dùng các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc…
  • Giảm ăn các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi.

5. Giáo dục dinh dưỡng

  • Cần giáo dục cho bà mẹ có thai về chế độ dinh dưỡng hợp lý, thói quen ăn uống lành mạnh, phòng chống ĐTĐTK.
  • Tư vấn cho thai phụ về cách lựa chọn thực phẩm lành mạnh.
  • Có thể sử dụng tháp dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú để tư vấn cho thai phụ.
  • Giáo dục dinh dưỡng nên nhấn mạnh các phương pháp nấu ăn lành mạnh và giảm tiêu thụ thực phẩm có nhiều đường, nhiều chất béo, muối và thực phẩm ít chất xơ.
  • Điều quan trọng là thai phụ bị ĐTĐ nên tiếp tục duy trì thói quen ăn uống lành mạnh ngay cả sau khi sinh để giảm nguy mắc ĐTĐ týp 2 và hội chứng chuyển hóa sau khi sinh.

6. Hoạt động thể chất

  • Hoạt động thể chất giúp phòng ngừa ĐTĐTK, giảm sự đề kháng insulin, kiểm soát glucose huyết tương và rối loạn chuyển hóa lipid máu….
  • Nên theo dõi hoạt động của thai nhi và lượng đường trong máu trước và sau khi tập thể dục.
Khuyến cáo hoạt động thể chất cho thai phụ bị ĐTĐ
–       Ít nhất 30 phút / ngày 

–       Đi bộ hoặc tập tay lúc ngồi trong 10 phút sau ăn

–       Trước khi mang thai tích cực tập luyện cần duy trì tập luyện trong thai kỳ

Bác sĩ Lê Hoàng Bảo không ngừng nghiên cứu- học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm thực tiển với đồng nghiệp hướng tới mục tiêu lấy người bệnh làm trung tâm

B. Liệu pháp dinh dưỡng

1. Liệu pháp dinh dưỡng cho thai phụ có nguy cơ bị đái tháo đường

  • Chế độ ăn Glucid chiếm khoảng 55% – 60% năng lượng khẩu phần, nên sử dụng thực phẩm có chỉ số glucose huyết tương thấp và trung bình.
  • Nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, gạo lức, gạo lật nảy mầm thay thế cho gạo trắng có chỉ số glucose huyết tương cao.
  • Sử dụng trên 400g rau/ ngày, nên ăn rau có nhiều chất xơ làm hạn chế mức độ tăng glucose huyết tương sau ăn.
  • Nên ăn nhiều bữa trong ngày để không làm tăng glucose huyết tương quá nhiều sau ăn, và hạ glucose huyết tương quá nhanh lúc xa bữa ăn.
  • Nên ăn nhiều loại thực phẩm (15 – 20 loại/ngày, mỗi bữa có trên 10 loại thực phẩm) để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Nên ăn thịt nạc, cá nạc, đậu phụ, sữa chua, sữa, phô mai (ít béo, không đường).
  • Hạn chế tối đa các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao làm tăng cao glucose huyết tương sau ăn: bánh, kẹo, kem, chè, trái cây sấy… trái cây khô là các loại thức ăn có trên 20% glucid.
  • Giảm ăn các thực phẩm nhiều chất béo gây tăng mỡ máu.
  • Giảm ăn mặn và các thực phẩm chế biến sẵn nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp.
  • Giảm uống rượu, bia, nước ngọt.
  • Không nên dùng đường trắng.
  • Đối với thai phụ bị thừa cân, béo phì hoặc tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai nên ăn các thực phẩm luộc, bỏ lò hơn là các món rán, không nên ăn thịt mỡ, ăn cá và thịt gia cầm thay cho thịt đỏ, ăn bơ tách chất béo và các thực phẩm khác nhau có hàm lượng chất béo thấp.
  • Duy trì chế độ luyện tập tối thiểu 30 phút/ ngày để phòng chống ĐTĐTK.

2. Liệu pháp dinh dưỡng cho thai phụ mắc bệnh đái tháo đường hoặc tiểu đường thai kỳ

a. Mục tiêu kiểm soát glucose huyết tương của liệu pháp dinh dưỡng

  • Đối với thai phụ đã bị bệnh ĐTĐ trước khi mang thai: cần tiếp tục duy trì chế độ điều trị thuốc ĐTĐ, ngoài ra cần điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập.
  • Đối với thai phụ bị mắc ĐTĐTK: Chế độ ăn và luyện tập là giải pháp trị liệu chính, trong trường hợp cần thiết bác sỹ sẽ kê thêm thuốc điều trị.
  • Liệu pháp dinh dưỡng bao gồm việc cá nhân hóa chế độ ăn tối ưu để kiểm soát glucose huyết tương. Liệu pháp dinh dưỡng được xây dựng dựa trên thói quen ăn uống, hoạt động thể lực, glucose huyết tương và tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ…:

+ Cung cấp đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng, vitamin và chất khoáng cho bà mẹ và sự phát triển của thai nhi.

+ Hỗ trợ kiểm soát glucose huyết tương: không làm tăng glucose huyết tương sau ăn nhiều, không làm hạ glucose huyết tương lúc xa bữa ăn, giảm nồng độ HbA1c trong máu.

  • Duy trì được hoạt động thể lực bình thường của bà mẹ hàng ngày.
  • Duy trì được mức tăng cân phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ.
  • Hỗ trợ điều chỉnh rối loạn chuyển hóa lipid máu, các rối loạn chức năng thận, tăng huyết áp….
  • Phòng các biến chứng của đái tháo đường thai nghén cho bà mẹ và thai nhi như sinh non, đa ối, sảy thai, thai chết lưu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu…

b. Nguyên tắc chế độ dinh dưỡng cho thai phụ bị tiểu đường thai kỳ

Năng lượng

Hạn chế năng lượng ăn vào là một giải pháp để kiểm soát sự tăng cân, glucose huyết tương và thai to. Đối với thai phụ bị thừa cân, béo phì, tổng năng lượng nên giảm khoảng 33%, không thấp hơn 1600-1800 kcal giúp kiểm soát sự tăng cân và không làm tăng ceton máu. 

  • Tuy nhiên tùy vào tình trạng dinh dưỡng, tình trạng lâm sàng, xét nghiệm sinh hóa, năng lượng ăn vào có thể được điều chỉnh theo từng giai đoạn.
  • Khuyến cáo năng lượng ăn vào cho thai phụ bị đái tháo đường như sau:

+ 35 – 40 kcal/kg cân nặng/ngày: Với những thai phụ trước khi mang thai bị thiếu năng lượng trường diễn.

+ 30 – 35 kcal/kg cân nặng/ngày: Với những thai phụ trước khi mang thai có tình trạng dinh dưỡng bình thường.

+ 20 – 30 kcal/kg cân nặng/ngày: Với những thai phụ trước khi mang thai bị thừa cân, béo phì. 

Tỷ lệ các chất sinh năng lượng

1. Protein

  • Nên phối hợp giữa protein động vật và thực vật, yêu cầu tỷ lệ protein động vật từ 35% trở lên.
  • Bệnh thận do ĐTĐ, protein giảm 0,6 – 0,8 g/kg cân nặng lý tưởng. Lipid
  • Lượng lipid chiếm khoảng 20 – 30% tổng năng lượng, yêu cầu tỷ lệ lipid động vật/lipid tổng số không nên vượt quá 60%. Nên tăng cường sử dụng các loại dầu thực vật và hạn chế tiêu thụ các loại mỡ động vật.
  • Nếu thai phụ có rối loạn chuyển hóa cholesterol máu tổng lượng cholesterol máu < 200mg/ngày.
  • Đối với thai phụ có rối loạn chuyển hóa lipid máu, tăng cân nhanh cần chú ý đến khẩu phần chất béo để kiểm soát chuyển hóa rối loạn lipid máu:

+ Tăng cường các món ăn luộc hấp hơn là món rán.

+ Ăn tăng thêm cá và thịt gia cầm thay cho thịt đỏ.

+ Sử dụng sữa và chế phẩm sữa có hàm lượng chất béo thấp hoặc đã được tách béo.

2.Glucid

Tất cả các thai phụ bị ĐTĐ không kể ĐTĐ týp 1 hay týp 2 đều phải tuân thủ chế độ ăn giảm glucid (55 – 60% năng lượng khẩu phần). Glucid nên được chia suốt cả ngày trong 3 bữa ăn chính và 2 – 3 bữa ăn phụ. Nên sử dụng tối thiểu 175g glucid/ ngày. 

  • Nếu thai phụ bị ĐTĐ muốn sử dụng các thực phẩm ngũ cốc khác thì nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt hoặc chế phẩm của ngũ cốc nguyên hạt như ngô, bánh mỳ đen…
  • Thai phụ ĐTĐ có thể ăn:

+ Không hạn chế đối với các thức ăn có ≤ 5% glucid.

+ Ăn có mức độ đối với các loại thức ăn có 10 – 20% glucid.

+ Hạn chế tối đa đối với các loại đường hấp thu nhanh như đường trắng, mứt, kẹo, bánh ngọt và nước ngọt có ga, trái cây sấy khô… Đây là các loại thức ăn có trên 20% glucid.

 3.Chất xơ

Nhu cầu khuyến nghị chất xơ của phụ nữ có thai là 28g/ ngày. Đặc biệt với thai phụ bị ĐTĐ thì chất xơ có vai trò quan trọng đặc biệt trong kiểm soát glucose huyết tương và phòng biến chứng của ĐTĐ. Thai phụ bị đái tháo đường cần ăn ít nhất 400g rau củ quả một ngày. Nên chọn rau củ quả có nhiều chất xơ như rau muống, rau ngót, rau bắp cải…

4. Vitamin và chất khoáng 

Đáp ứng đủ nhu cầu vitamin và chất khoáng theo nhu cầu khuyến nghị cho bà mẹ có thai.

5. Khuyến cáo về sử dụng sữa và chế phẩm sữa cho bà mẹ thai phụ bị đái tháo đường

Sữa và chế phẩm sữa không chỉ là nguồn cung cấp canxi quan trọng cho bà mẹ trong những giai đoạn đặc biệt này mà còn là những thực phẩm có đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu và ở tỷ lệ cân đối rất tốt cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em. 

  • Phụ nữ có thai 3 tháng đầu: Nên sử dụng 3 đơn vị sữa/1 ngày (mỗi đơn vị sữa tương đương 100 mg canxi, tương đương 1 miếng phô mai, 1 hộp sữa chua, 100 ml sữa dạng lỏng).
  • Phụ nữ có thai 3 tháng giữa: Tăng thêm 2 đơn vị so với 3 tháng đầu, sử dụng 5 đơn vị sữa và chế phẩm sữa/ ngày.
  • Phụ nữ có thai 3 tháng cuối: Tăng thêm 1 đơn vị so với 3 tháng giữa, sử dụng 6 đơn vị sữa và chế phẩm sữa/ ngày.
  • Nên sử dụng sữa và chế phẩm sữa không đường hoặc sử dụng thực phẩm dinh dưỡng y học cho người đái tháo đường theo sự chỉ dẫn của bác sỹ, nhân viên y tế hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

6. Lựa chọn thực phẩm 

  • Lựa chọn các thực phẩm: thực phẩm nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, rau củ…, thực phẩm có nhiều chất béo không no từ các nguồn thực vật, cá…, các thực phẩm có nhiều vitamin như quả chín, hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo bão hòa (mỡ động vật, thịt nhiều mỡ…), hạn chế các thực phẩm nhiều cholesterol, các thực phẩm có nhiều đường đơn, đường đôi. Hạn chế chế biến dưới dạng nướng, chiên xào ở nhiệt độ cao.
  • Nên ăn cá, tối thiểu 2 – 3 bữa/tuần, ưu tiên những thực phẩm giàu acid béo omega 3 (mỡ cá, cá hồi).
  • Các thực phẩm dinh dưỡng y học cho người đái tháo đường cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu ở tỷ lệ cân đối, có chỉ số glucose huyết thanh thấp, và đã được chứng minh lâm sàng giúp kiểm soát tốt đường huyết ở phụ nữ ĐTĐTK, cũng là một chọn lựa tốt để bổ sung dinh dưỡng cho phụ nữ ĐTĐTK.

7. Phân bố bữa ăn trong ngày của thai phụ bị đái tháo đường

Chia nhỏ bữa ăn đóng một vai trò rất quan trọng trong điều hòa glucose huyết tương để tránh tăng glucose huyết tương nhiều sau ăn, nên ăn 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ. Một bữa ăn nhẹ buổi tối giúp ngăn chặn tình trạng ceton máu.

Nếu ăn 6 bữa, số lượng mỗi bữa ăn như sau:

Bữa sáng:                20%
Bữa phụ buổi sáng:  10%
Bữa trưa:                 30%
Bữa phụ buổi chiều:  10%
Bữa tối:                   20%
Bữa phụ vào buổi tối:  10%.

Nếu ăn 5 bữa, số lượng mỗi bữa ăn như sau:

Bữa sáng:                25%
Bữa phụ buổi sáng:  10%
Bữa trưa:                 30%
Bữa tối:                   25%
Bữa phụ vào buổi tối:  10%.

Trên đây là những chia sẻ được tham khảo từ tài liệu hướng dẫn quốc gia về dự phòng và kiểm soát đái tháo đường thai kỳ (tiểu đuòng thai kỳ) do Bội Y tế ban hành năm 2018. Bệnh nhân cần tư vấn chi tiết hơn vui lòng liên hệ: PHÒNG KHÁM NỘI TIẾT: Tiểu đường – Tuyến giáp | Bác sĩ Lê Hoàng Bảo

Xem thêm: Khám tiểu đường thai kỳ ở đâu an toàn cho cả mẹ và bé

☎️ Hotline phòng khám: 0938121232

📡 Website: https://bacsinoitiet.com

🌏 Fanpage cá nhân: https://facebook.com/bslehoangbao

♻️ Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCvdNXfTa8AqqhBUzCsB8sIQ

🏥 Địa chỉ phòng khám nội tiết – Phòng khám tiểu đường: https://g.co/kgs/QJVtv6 

Bs Lê Hoàng Bảo trong Hội thảo cấp chuyên gia bệnh Tiểu đường tại TP.HCM

BÁC SĨ LÊ HOÀNG BẢO

Kinh nghiệm khám chữa bệnh: Bác sĩ Bảo hiện đang công tác tại Khoa Nội tiết – bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM (Bệnh viện Đại học Y dược là bệnh viện có số lượt khám chữa bệnh đông nhất tại TP.HCM hiện nay). Với 15 năm công tác, bác sĩ đã và đang khám cũng như điều trị nhiều ca bệnh tuyến giáp phức tạp cho bệnh nhân tại khu vực trong và ngoài Tp.HCM

Trình độ khoa học:

+ Bác sĩ Lê Hoàng Bảo tốt nghiệp loại giỏi bác sĩ Nội trú nội tiết (Bác sĩ Nội trú là loại hình đào tạo bác sĩ đặc biệt dành cho thế hệ y bác sĩ nồng cốt kế thừa tại Việt Nam. Được tuyển chọn gắt gao và giới hạn từ những tân bác sĩ tốt nghiệp Đại học loại Giỏi để tham gia chương trình đào tạo tích hợp giữa Thạc sĩ và Bác sĩ Chuyên khoa 1, vừa có khả năng nghiên cứu khoa học chuyên sâu vừa có khả năng thực hành lâm sàng chuyên khoa).   

+ Hiện đang là nghiên cứu sinh Trường Đại học Y Dược Tp.HCM.

+ Đã tham gia nhiều khoá đào tạo chuyên khoa trong và ngoài nước. 

Trình độ chuyên môn:Chuyên khám, chữa và kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường (đái tháo đường týp 1- týp 2, đái tháo thai kỳ) còn gọi là bệnh tiểu đường, các bệnh tuyến giáp (bệnh bướu cổ), tuyến yên, rối loạn chuyển hóa canxi (loãng xương), rối loạn lipid máu (còn goi là bệnh mỡ máu hay máu nhiễm mỡ), bệnh lý tuyến thượng thận và các rối loạn nội tiết khác.

Khả năng nghiên cứu và cập nhật y học nhân loại: Có nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước. Với nhiều bài báo quốc tế được đánh giá cao

Vị trí chuyên gia trong ngành: Ngoài ra, bác Bảo cũng đang là 1 trong những báo cáo viên được giới chuyên môn quan tâm đánh giá cao tại các hội thảo khoa học, tọa đàm và đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm khám chữa bệnh cho các y bác sĩ tại các bệnh viện tuyến quận, huyện, tỉnh thành

Y đức: Bác sĩ Lê Hoàng Bảo được bệnh nhân và đồng nghiệp đánh giá là một bác sĩ chuyên khoa tuyến giáp giỏi, không ngừng học hỏi và tâm huyết với nghề.

0938.121.232
0938.121.232