Cẩm Nang Điều Trị Bệnh Tiểu Đường

Điều trị bệnh tiểu đường như thế nào để mang lại hiệu quả điều trị cao? Đây là điều mà bệnh nhân tiểu đường cần biết rõ để phối hợp nhịp nhàng với bác sĩ trong quá trình điều trị

1. MỤC TIÊU TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Về bản chất bệnh tiểu đường là bệnh không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Người ta goi bệnh tiểu đường là “kẻ g.i..ết người thầm lặng” là vì bệnh tiểu đường là kẻ mở đường, thúc đẩy cho các bệnh lý nguy hiểm khác phát triển.

Khi mắc bệnh tiểu đường, bệnh nhân có thể hiểu nôm na: Trong nhà có kẻ gian, chuyên “nối giáo cho giặc”. Bạn biết hắn là ai, nhưng không có cách nào đuổi hắn ra khỏi nhà. Vậy thì bạn phải làm sao?

Kiểm soát hắn.

Đúng vậy, kiểm soát kẻ gian chính là biện pháp duy nhất để bạn sống chung với hắn. Kiểm soát kẻ gian bằng các biện pháp:

  • Kiểm soát chế độ ăn uống: việc này được ví như việc bạn hạn chế phạm vi hoạt động của kẻ gian trong nhà bạn vậy
  • Tập luyện thể dục và vận động: việc này được xem như bạn đang cũng cố lá chắn cho sức khỏe của mình. Tránh tạo sơ hở để kẻ gian xâm nhập.
  • Dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Hãy hình dung thuốc như “sự phản ứng, kiểm soát, răn đe, trừng phạt” trong nhà bạn đối với kẻ gian.

Và vì sao cần có sự hướng dẫn của bác sĩ? Vì cho dù bạn có thử đường huyết hàng ngày thì cũng không thể phát hiện ra hết nhưng “ủ mưu” của kẻ gian này để mà điều chỉnh thuốc cho hợp lý. Khi hắn ngoan hơn- bạn không biết thưởng bằng cách giảm liều, khi hắn nghịch bạn cũng không biết phạt bằng cách tăng liều. Lâu ngày, hắn đã quá quen với “toa thuốc thiếu linh hoạt” mà bạn đang dùng, không còn sợ toa thuốc mà bạn đang dùng nữa … đó gọi là lờn thuốc

Cảnh giác với giặc ngoài:

1 nguyên nhân nữa đòi hỏi bệnh nhân tiểu đường cần theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa đó là các biến chứng của bệnh tiểu đường. Như đã nói, bệnh tiểu đường không trực tiếp gây ra nguy hiểm cho bệnh nhân, mà hắn chỉ là kẻ gian canh sơ hở tí là “mở cổng nhà” hoặc chỉ ra khe hở cho địch lẻn vào giết bạn. Vì vậy mà, cứ 2-3 tháng bệnh nhân tiểu đường phải đến tái khám 1 lần. Không chỉ tái khám thôi, bệnh nhân tiểu đường cần phải làm 1 vài xét nghiệm cần thiết để bác sĩ theo dõi được mức độ tác oai của bệnh và kiểm tra xem hắn đã dẫn kẻ địch nào vào nhà chưa? Từ đó có biện pháp điều trị kip thời. Bởi vì những kẻ địch được sự dẫn dắt của bệnh tiểu đường không hề bình thường như bản chất của chúng, mà chúng mạnh như được tiêm thêm liều thuốc tăng lực vậy, tiến triển rất nhanh.

Bệnh tiểu đường như là 1 PHÉP NHÂN, tùy vào mỗi bệnh nhân mà X2, X3, X4, X5…. Đó là nguyên nhân vì sao khi bệnh nhân tiểu đường nhập viện vì 1 chứng bệnh khác, hoặc đơn giản như sinh đẻ chẳng hạn … cũng cần bác sĩ tiểu đường đồng hành hội chẩn, cho chỉ định đã kiểm soát bệnh tiểu đường, hoặc ít nhất là biết được BỆNH ĐANG THỰC HIỆN PHÉP NHÂN MẤY?

Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Sống với kẻ gian như vậy thật là mệt mỏi phải không quý bệnh nhân?

Mục tiêu điều trị là đảm bảo lượng đường huyết ở mức vừa phải, không quá thấp cũng không quá cao, để bạn cảm thấy khỏe mạnh.

Người bình thường có lượng đường huyết 4,0 – 6,1 mmol/L (70 – 110 mg/dL). Người mắc bệnh đái tháo đường sẽ có mức đường huyết “mục tiêu” của mình, là mức đường huyết cần đạt đến và duy trì lâu dài. Hãy giữ đường huyết ở mức “mục tiêu” bằng cách cân bằng giữa thức ăn, cường độ tập thể dục và thuốc làm giảm đường huyết.

Các mục tiêu điều trị chung ở bệnh nhân đái tháo đường bao gồm:

  • Đường huyết đói: 90 – 130 mg/dL.
  • Đường huyết 02 giờ sau ăn: < 180 mg/dL.
  • Ít có cơn hạ đường huyết.
  • HbA1c < 7%.
  • Huyết áp < 140/90 mmHg.
  • Cholesterol toàn phần < 200 mg/dL, LDL cholesterol < 100 mg/dL, triglycerides < 150 mg/dL, HDL cholesterol > 40 mg/dL (nam) và > 50 mg/dL (nữ).
  • BMI: 18.5 – 23 kg/m2.

Tuy nhiên, đối với từng bệnh nhân cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra các mục tiêu điều trị riêng phù hợp với bệnh nhân đó

Bác sĩ Lê Hoàng Bảo chia sẽ về bệnh tiểu đường

2. Ý NGHĨA CỦA CÁC CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT

INSULIN do tuyến tụy tiết ra, giúp kiểm soát đường huyết trong cơ thể. Bình thường, khi nhịn đói, insulin ngăn cản GAN tạo ra glucose, giữ cho đường huyết đói ổn định. Mặt khác, sau khi ăn, insulin đưa glucose vào MÔ CƠ và MÔ MỠ, đồng thời chuyển glucose thành glycogen để dự trữ tại GAN, giữ cho đường huyết sau ăn không tăng nhiều.

Như vậy, giảm hiệu quả của insulin tại gan (đề kháng insulin tại gan) đưa đến tăng ĐƯỜNG HUYẾT ĐÓI, trong khi giảm hiệu quả của insulin tại cả gan lẫn mô cơ và mô mỡ (đề kháng insulin tại gan và mô cơ, mô mỡ) dẫn đến tăng ĐƯỜNG HUYẾT SAU ĂN.

Bệnh đái tháo đường típ 2 được đặc trưng bởi sự giảm độ nhạy của các mô với insulin và sự suy giảm dần khả năng tiết insulin của các tế bào tuyến tụy. Trong diễn tiến tự nhiên của bệnh, tăng đường huyết sau ăn xuất hiện SỚM HƠN so với tăng đường huyết lúc đói.

Giới hạn bình thường của HbA1c là 4 – 6%, kết quả này có thể hơi chênh lệch giữa các phòng xét nghiệm. Xét nghiệm này cho biết tình hình kiểm soát đường huyết của bạn trong thời gian 2 – 3 THÁNG TRƯỚC khi lấy mẫu máu. Đo HbA1c tức là đo lượng glucose gắn với hồng cầu. Nếu đường huyết thường xuyên tăng cao, một lượng lớn glucose gắn với hồng cầu và làm HbA1c cao hơn bình thường. Ngược lại, nếu bệnh đái tháo đường được kiểm soát tốt, sẽ có ít glucose gắn vào hồng cầu và làm cho kết quả HbA1c ở mức 4 – 6%.

3. BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Khám bệnh tiểu đường là việc cần thiết vì bệnh lý này nếu không được phát hiện sớm để điều trị tích cực thì rất dễ gây ra biến chứng nguy hiểm như:
– Mắc bệnh đột quỵ, tim mạch.
– Dây thần kinh ngoại biên tổn thương.
– Mắc bệnh suy thận.
– Mắt bị tổn thương: thị lực giảm sút, bị bệnh võng mạc, mù lòa
– Chân dễ bị tổn thương như: nhiễm trùng, vết loét không lành, dễ phải cắt cụt chân.
– Da có vấn đề: nhiễm trùng do nấm và vi khuẩn.
– Bị trầm cảm.
– Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể sinh con khỏe mạnh nhưng quá trình mang thai và sinh nở tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả mẹ và bé như: nguy cơ sinh mổ cao, hạ đường huyết sơ sinh, thai lưu, tiền sản giật,…

4. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CƠ BẢN DÀNH CHO BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG

– Khi khám bệnh lần đầu:

Bác sĩ cần biết rõ mức độ của bệnh tiểu đường và ảnh hưởng của bệnh đối với các chức năng của cơ thể như thế nào. Để từ đó tư vấn bệnh cho bệnh nhân, kê toa thuốc phù hợp. Tuy nhiên, toa thuốc lần đầu chỉ dựa vào kinh nghiệm của bác sĩ và mức độ của bệnh mà thôi (chưa chắc phù hợp với cơ địa và khả năng hấp thụ thuốc của từng bệnh nhân). Vì vậy, khi đến khám lần đầu: 
  • Bác sĩ cho chỉ định xét nghiệm nhiều thứ
  • Nhưng lại cho toa thuốc ngắn ngày. Tùy theo mức độ của bệnh mà toa thuốc có thể 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng … Với các toa thuốc dài, bệnh nhân cần lưu ý và tái khám trước hẹn khi có diễn biến mới của bệnh

– Khi khám bệnh lần 2: 

Khi tái khám bệnh lần 2 về sau, bác sĩ luôn yêu cầu bệnh nhân mang theo toa thuốc cũ là để biết được mức độ tăng giảm của bệnh, đánh giá hiệu quả của toa thuốc đang dùng (gọi là hợp thuốc hay chưa). Từ đó, bác sĩ sẽ cho tăng giảm liều dùng/ điều chỉnh thuốc cho phù hợp.

Ngoài ra, khi đường huyết của bệnh nhân chưa có sự ổn định, toa thuốc còn nhiều biến động, chưa xác định có phù hợp với cơ địa riêng của từng bệnh nhân không… Các toa thuốc này thường là ngắn ngày, để có thể kịp thời điều chỉnh cho hợp lý. Với các toa thuốc dài, bệnh nhân cần lưu ý và tái khám trước hẹn khi có diễn biến mới của bệnh.

– Khi khám bệnh lần n: 

  • Vẫn như khám bệnh lần 2: bác sĩ luôn yêu cầu bệnh nhân mang theo toa thuốc cũ là để biết được mức độ tăng giảm của bệnh, đánh giá hiệu quả của toa thuốc đang dùng (gọi là hợp thuốc hay chưa). Từ đó, bác sĩ sẽ cho giữ nguyên/tăng/giảm liều dùng/ điều chỉnh thuốc cho phù hợp với mức độ của bệnh. Tuy nhiên, việc điều chỉnh liều lần này cũng như đã nói bên trên khi bệnh trạng của bệnh nhân chưa có sự ổn định, toa thuốc còn nhiều biến động, chưa xác định có phù hợp với cơ địa riêng của từng bệnh nhân không… Bệnh nhân cần lưu ý và tái khám khi có diễn biến mới của bệnh.
  • Một trong những “con đường tất yếu phải đi qua” của 1 quá trình điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả cao đó là: Bác sĩ điều chỉnh giảm liều thuốc. Nhưng do cơ địa của mỗi bệnh nhân là khác nhau: Sẽ không loại trừ được trường hợp sau khi giảm liều thấp hơn, đường huyết sẽ không giữ được mức ổn định như cũ. Nó giống như khi người phụ nữ giảm cân thành công xong, mặc váy size M thì rộng… Đổi qua size S thì thở không nổi. Đây là hiện tượng thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường nói riêng và bệnh nhân nói chung.

=> Có 4 vấn đề phải lưu ý bệnh nhân như sau:

    • Thuốc uống chỉ nên uống khi cần thiết để giảm nguy cơ chịu tác dụng phụ của thuốc, giảm tải cho các chức năng gan-thận. Định kì tái khám, Bác sĩ ngoài việc đánh giá lại diễn biến của bệnh, còn sẽ đánh giá các chức năng gan, thận, tim mạch… có diễn biến mới nào, có chống chỉ định với thuốc hay không?
    • Ngoài ra, nếu diễn biến bệnh giảm ở một mức nhất định mà bệnh nhân vẫn dùng liều thuốc cũ sẽ tăng nguy cơ lờn thuốc.  
    • Bác sĩ kê toa cũng phải có cơ sở dựa vào phác đồ điều trị chung cho bệnh trạng và cơ địa của từng bệnh nhân
    • Cơ địa mỗi bệnh nhân là khác nhau. Mức độ hấp thụ thuốc là khác nhau ở mỗi bệnh nhân, Bác sĩ cũng không thể nào biết được mức độ này chính xác ở từng bệnh nhân. Vì vậy, bệnh nhân cần lưu ý, bình tĩnh và tái khám khi có diễn biến mới của bệnh sau toa thuốc giảm liều hoặc ngừng thuốc.

Ngoài ra, Bộ y tế cũng yêu cầu bác sĩ tiểu đường ngoài việc theo dõi đường huyết của bệnh nhân, còn phải theo dõi định kỳ từ 2-6 tháng những biến chứng có nguy cơ xảy ra đối với từng bệnh nhân để kịp thời chữa trị. Ngăn chặn tình trạng NHÂN N LẦN mức độ nguy hiểm của bệnh. Vì vậy,  đối với các bệnh nhân có chỉ số đường huyết đã ổn định, bác sĩ sẽ kê toa xa hơn hơn 1 tháng. Nhưng trong chu kỳ 2-6 tháng, bệnh nhân phải tái khám 1 lần. Và lần này, ngoài việc kiểm tra các chỉ số đường huyết, HbA1c… bác sĩ cần theo dõi các chỉ số xét nghiệm khác để xem được diễn biến của bệnh và cả mức độ ảnh hưởng của bệnh đối với cơ thể. Việc tái khám sau bao lâu và khi tái khám cần kèm theo những xét nghiệm gì giữa các bệnh nhân là không giống nhau vì còn tùy vào thể trạng, mức độ bệnh và nguy cơ của từng bệnh nhân (dựa vào xét nghiệm trước đó và sức khỏe người bệnh) và tay nghề của bác sĩ, mà bác sĩ sẽ cho những chỉ định cần thiết để theo dõi bệnh.

5. LỊCH HẸN TÁI KHÁM CHỈ LÀ TƯƠNG ĐỐI

Do cơ địa mỗi bệnh nhân là khác nhau. Mức độ hấp thụ thuốc là khác nhau ở mỗi bệnh nhân.

Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến diễn biến của bệnh như: mức độ nhạy cảm, hấp thu, cơ địa của người bệnh, chế độ ăn uống, tập luyện, ngủ nghỉ, stress… Đó là chưa kể đến các tác nhân/ yếu tố gây bệnh khác mà bác sĩ không thể nào lường trước được.

=>Bác sĩ cũng hiểu và cố gắng hẹn ngày tái khám xa nhất có thể đối với bệnh nhân nhưng phải dựa trên các nguyên tắc chung của ngành y tế về điều trị bệnh tiểu đường. Nguyên tắc chung của ngành y tế không thể loại trừ hết được các yếu tố cá nhân của người bệnh. Vì vậy, lịch hẹn tái khám cũng chỉ có thể là tương đối, việc tái khám trước hẹn khi có triệu chứng bất thường đối với người bệnh là cần thiết (tất nhiên cũng còn tùy vào mức độ của triệu chứng mà bệnh nhân có thể chờ đến ngày tái khám theo lịch hẹn được hay không). Điều này sẽ giúp bác sĩ sớm phát hiện các yếu tố nguy cơ về bệnh của bệnh nhân, từ đó kịp thời điều chỉnh toa thuốc cũng như phương án điều trị (có khi phải nhập viện …) cho phù hợp với thể trạng hiện tại của người bệnh.

6. XỬ LÝ KHI CÓ TRIỆU CHỨNG BẤT THƯỜNG.

*** Một sự bất thường về sức khỏe, có thể chỉ là triệu chứng nhỏ, nhưng lại là dấu hiệu cảnh báo cho cơn bão lớn (có khi ảnh hưởng đến tính sống còn). Khi rơi vào tình huống này, bác sĩ càng cần phải KHÁM KỸ HƠN so với 1 bệnh nhân bình thường.
*** Trong khi đó việc khám bệnh qua điện thoại vẫn tồn tại nhiều hạn chế nhất định như:

  • Không tiếp xúc trực tiếp nên sẽ khó trong quá trình trao đổi và tiếp thu từ 2 phía,
  • Bỏ qua cơ hội đo lường các yếu tố phi ngôn ngữ, như cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt và giọng điệu… làm mất đi một phần quan trọng của quá trình chẩn đoán,
  • Dễ bỏ xót các vấn đề quan trọng nhất là trường hợp cấp tính bất thường (đòi hỏi sự thảo luận chi tiết và phân tích chuyên sâu),
  • Người bệnh dễ mất tập trung, quên đi tư vấn của bác sĩ (1 phần quan trọng trong điều trị bên cạnh toa thuốc)
  • Quá trình khám bệnh không chỉ liên quan đến việc thu thập dữ liệu y tế mà còn cần sự thấu hiểu, thông cảm và giao tiếp nhân đạo từ 2 phía để có sự phối hợp tốt hơn trong điều trị.

Vì vậy để tránh vô tình đẩy bệnh nhân vào chỗ nguy hiểm, Các trường hợp muốn hỏi về triệu chứng bệnh vừa phát sinh hoặc chưa rõ nguyên nhân, bệnh nhân vui lòng HỎI KHI TÁI KHÁM TRỰC TIẾP. Trường hợp chưa đến ngày tái khám:

  • Bệnh nhân vui lòng TÁI KHÁM TRƯỚC HẸN khi cảm thấy thật sự cần thiết.
  • Hoặc theo dõi thêm và trao đổi với bác sĩ khi đến TÁI KHÁM THEO HẸN
  • Trường hợp có triệu chứng cấp tính. Bệnh nhân vui lòng nhập cấp cứu tại BỆNH VIỆN để được làm cận lâm sàng, hội chẩn liên chuyên khoa và chẩn đoán bệnh, mức độ của bệnh chính xác hơn.  
7. CHI PHÍ KHÁM CHỮA BỆNH:

Nhiều bệnh nhân liên hệ Phòng khám của Bác sĩ Bảo hỏi về chi phí khám chữa bệnh. Chi phí khám chữa bệnh ngoại trú cơ bản thường bao gồm 3 loại chi phí sau:

  • Phí khám bệnh: là thù lao 1 lần khám bệnh của bác sĩ. Thù lao này được niêm yết đầy đủ tại phòng khám và bệnh viện.
  • Phí xét nghiệm: Tùy vào bệnh trạng của từng bệnh nhân, từng thời kỳ mà chi phí xét nghiệm của bệnh nhân sẽ khác nhau không ai giống ai, thậm chí không giống nhau giữa các giai đoạn.
  • Chi phí thuốc men: chi phí thuốc men là con số khó dự đoán hơn hết. Vì mức độ bệnh của từng bệnh nhân trong từng thời kỳ là không giống nhau nên bác sĩ sẽ kê những toa thuốc không giống nhau. Ngoài ra, cùng hoạt chất nhưng khác hãng sản xuất… giá thuốc cũng không giống nhau (và tất nhiên thành phần phụ có thể sẽ khác nhau. Khi đó hiệu quả và tác dụng phụ cũng khác nhau)

8. NGUY CƠ TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC

Cũng như bao thực phẩm trên đời. Bất kỳ loại thuốc nào được cấp phép lưu hành cũng có thể gây ra các tác dụng phụ hoặc là phản ứng dị ứng, và nguy cơ của chúng có thể thay đổi tùy thuộc vào loại thuốc và cơ địa của người dùng. Bác sĩ chỉ có thể biết trước khả năng nguy cơ dựa theo hướng dẫn và kinh nghiệm dùng thuốc, nhưng không thể nào biết trước chính xác cho từng bệnh nhân và mức độ phản ứng thuốc của từng bệnh nhân (trừ khi bệnh nhân báo trước cụ thể)

Dưới đây là một số nguy cơ tác dụng phụ chung của thuốc:

  • Phản ứng dị ứng: Một số người có thể phản ứng dị ứng với thành phần trong thuốc. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như sưng, ngứa, hoặc phát ban da. Trong trường hợp nghiêm trọng, phản ứng dị ứng có thể gây sốc phản vệ.
  • Tác dụng phụ trên cơ quan tiêu hóa: Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ trên dạ dày và ruột, như buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Tác dụng phụ trên hệ thần kinh: Một số thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như chói mắt, hoa mắt, hoặc chói tai. Các thuốc ảnh hưởng đến hệ thần kinh có thể gây buồn ngủ hoặc lo âu.
  • Tác dụng phụ trên tim mạch: Các thuốc có thể gây ra tác dụng phụ trên tim mạch như tăng nhịp tim, hạ áp lực máu, hoặc gây ra các vấn đề về nhịp tim.
  • Tác dụng phụ trên thận và gan: Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ cho các cơ quan này, đặc biệt khi sử dụng lâu dài hoặc ở liều cao.
  • Tác dụng phụ trên hệ tiết niệu: Các thuốc có thể gây ra tác dụng phụ đối với hệ tiết niệu, như tiểu đêm nhiều lần hoặc tiểu ít lần.
  • Tác dụng phụ trên hệ miễn dịch: Một số thuốc có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa: Thuốc không đúng cách hoặc ở liều cao có thể gây kích thích dạ dày và ruột, gây ra việc tiêu hóa không hiệu quả.
  • Tác dụng phụ trên hệ thống nội tiết: Một số thuốc có thể tác động lên hệ thống nội tiết, gây ra thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể.
  • Tác dụng phụ tương tác thuốc: Khi dùng nhiều loại thuốc cùng một lúc, có thể xảy ra tác dụng phụ do tương tác giữa chúng.

Để giảm nguy cơ tác dụng phụ, bạn nên luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hoặc người chuyên gia y tế khi sử dụng thuốc. Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng thuốc, hãy tái khám ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều chỉnh liều lượng hoặc loại thuốc nếu cần thiết.

9.TÁC HẠI CỦA VIỆC DÙNG MÃI 1 TOA THUỐC TRONG THỜI GIAN DÀI MÀ KHÔNG CÓ SỰ KIỂM SOÁT CỦA BÁC SĨ

Bệnh tiểu đường tuy không thể chữa khỏi, Nhưng bác sĩ tiểu đường phải kiểm soát cùng lúc 3 mục tiêu:

  • Cân bằng đường huyết: Kiểm soát thuốc có phù hợp để cân bằng đường huyết, tránh cơn tăng lẫn hạ đường huyết
  • Kiểm soát biến chứng của bệnh: Kịp thời phát hiện và điều trị
  • Kiểm soát tác dụng phụ của thuốc: Đánh giá lại thuốc có chống chỉ định với các biến chứng vừa phát sinh với các cơ quan chức năng: tim mạch, gan, thận, tuỵ, dạ dày, tiết niệu…

Nhiều BN uống thuốc một thời gian thấy đường huyết ổn, cộng thêm những lần tái khám gần đây Bác sĩ vẫn quyết định dùng tiếp toa thuốc cũ… thì tin là mình hợp thuốc. Thế là uống mãi theo toa thuốc cũ mà không cần tái khám với bác sĩ. Đến khi có sự can thiệp của BS thì các chức năng tim, gan, thận đều đã suy. Lúc đó thì lại quay ngược đổ thừa cho BS kê toa thuốc cũ: Thuốc của ông đó hại tôi bị suy tim, gan, thận.

=> Trên thực tế:

  • Máy thử đường tại nhà tuy cần thiết nhưng chưa đủ để theo dõi tình trạng của bệnh. Vì bệnh nhân đâu thể theo dõi đường huyết 24/24 được. Trong khi đường huyết có thể có diễn biến lên xuống bất thường trước ăn, sau ăn, sáng -trưa- chiều – tối… Tất cả đều là dấu hiệu cảnh báo cho sức khỏe.
  • Bệnh tiểu đường là kẻ giết người thầm lặng, nên bác sĩ tiểu đường không phải chỉ kiểm soát mỗi đường huyết mà phải kiểm soát các biến chứng của nó, đánh giá định kỳ 1-6 tháng/ lần tùy cơ địa, bệnh trạng của bệnh nhân và các chỉ số xét nghiệm lần trước. Từ đó, bác sĩ sẽ có quyết định tiết tục dùng toa cũ hay điều chỉnh toa thuốc cho phù hợp.
  • Toa thuốc cũng chỉ có hiệu quả tại 1 thời điểm với tổng thể các chỉ số sức khỏe như thế. Khi có 1 chỉ số thay đổi, rất có thể cần điều chỉnh thuốc cho phù hợp. Nhưng bệnh nhân, lại dùng mãi 1 toa thuốc có khi gây ra hiện tượng lờn thuốc, mất kiểm soát với bệnh, tạo điều kiện cho các biến chứng diễn ra
  • Không chỉ thuốc tiểu đường mà rất nhiều loại thuốc đều có hướng dẫn chỉ định và chống chỉ định riêng ở mỗi mức độ sức khoẻ của các chức năng: tim mạch, gan, thận, tuỵ, dạ dày, tiết niệu… Ở BN tiểu đường thì còn một vấn đề nữa đó là thông qua máu và nước tiểu, đường sẽ tác động trực tiếp đến các chức năng: tim (mạch máu), gan, thận, tiết niệu… Nếu không kiểm soát tốt sẽ dễ gây ra suy các chức năng này mà bn không hay biết. Khi gặp cộng hưởng giữa suy do biến chứng và việc dùng thuốc không đúng chỉ định sẽ là một cú đấm mạnh khiến các chức năng dễ ngã quỵ hơn.
Bác sĩ Lê Hoàng Bảo đang chia sẻ về mục tiêu khi dùng thuốc

10. UỐNG THUỐC KHÔNG ĐIỀU TÁC HẠI THẾ NÀO?

Không ít bệnh nhân vì lo ngại tác dụng phụ của việc dùng thuốc nên uống thuốc không đều. Khi thấy mệt thì uống – khỏe thì tự ngưng. Việc dùng thuốc như thế chỉ dùng để chữa triệu chứng cấp. Còn việc chữa bệnh thì sẽ có những tác hại vô cùng nguy hiểm. Uống thuốc không liên đều (hay còn gọi là không tuân thủ lịch trình uống thuốc) có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực và ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả điều trị và sức khỏe tổng thể. Dưới đây là một số tác động tiêu cực mà việc uống thuốc không liên đều có thể gây ra:

  • Hiệu quả điều trị giảm: Khi không uống thuốc đều đặn theo đúng liều lượng và lịch trình được đề ra, hiệu quả điều trị có thể giảm đi hoặc thậm chí không có tác dụng. Điều này có thể làm cho bệnh tình trạng không được kiểm soát tốt và làm kéo dài quá trình điều trị.
  • Tăng khả năng kháng thuốc: Khi không liên tục uống thuốc, vi khuẩn hoặc vi rút có thể phát triển kháng lại thành phần hoạt chất trong thuốc, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn và có thể dẫn đến sự lây lan và tái phát bệnh.
  • Tăng nguy cơ biến chứng: Uống thuốc không liên tục có thể tạo điều kiện cho các biến chứng xảy ra. 
  • Gây ra vấn đề về sức khỏe khác: Một số loại thuốc cần được duy trì nồng độ ổn định trong cơ thể để đạt hiệu quả tối ưu và giảm nguy cơ tác dụng phụ. Uống không đều thuốc có thể làm cho mức thuốc trong cơ thể dao động, dẫn đến vấn đề về sức khỏe khác.
  • Giảm độ tin cậy của bác sĩ: Khi không tuân thủ lời chỉ dẫn của bác sĩ, bác sĩ có thể không đưa ra đúng đánh giá và điều chỉnh liệu pháp một cách phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Uống thuốc không tuân thủ lịch trình gây ra rối loạn tâm lý: Việc không tuân thủ liệu pháp có thể làm cho bạn cảm thấy lo âu, thất vọng và buồn chán vì không thấy hiệu quả của việc điều trị.

Để đảm bảo hiệu quả điều trị và bảo vệ sức khỏe của bạn, hãy luôn tuân thủ đúng lịch trình và liều lượng uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc khó khăn nào trong việc uống thuốc, hãy thảo luận và tìm hiểu kỹ hơn với bác sĩ của bạn.

11. DÙNG CÁC LOẠI CÂY CỎ, THẢO DƯỢC, THUỐC NAM HỖ TRỢ CÓ TỐT KHÔNG?

Khi nghĩ đến việc: “Uống thuốc Nam chữa bệnh tiểu đường”, bệnh nhân cần biết rằng: Trong khoa học, việc nghiên cứu, thử nghiệm hiệu quả và tác dụng phụ của 1 loại thuốc đòi hỏi đầu tư nhân lực và vật lực rất cao đôi khi vượt quá công trình nghiên cứu quốc gia để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Vì vậy, Với các phương thuốc “gia truyền”, “bí truyền”, thảo dược chữa bệnh theo phương pháp dân gian… Chưa được nghiên cứu và thử nghiệm rộng rãi, chưa có cơ sở khoa học ghi chép rõ ràng về các tác dụng phụ của các phương thuốc này… Và tất nhiên bác sĩ càng không thể nào nghiên cứu được…   Tuy nhiên, Bác sĩ Lê Hoàng Bảo có đôi lời tư vấn và lưu ý bệnh nhân như sau:

Thuốc nam được làm từ thảo dược trồng hay mọc hoang dại.

  • Trong thảo dược chứa tinh chất và tạp chất, nếu uống nguyên cây có thể khiến gan, thận hoạt động quá sức, lâu ngày dẫn đến suy yếu chức năng.
  • Trong thảo dược có chứa nhiều thành phần khác nhau, với các tỉ lệ khác nhau. Có thể vừa chứa thành phần chữa 1 loại bệnh nào đó, những cũng có thể vừa chứa thành phần gây bệnh hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu dùng nhiều.
  • Việc con người chủ động để các thành phần khác nhau và kiểm soát tác dụng phụ của các thành phần bên trong viên thuốc tây y dễ hơn nhiều so với việc nghiên cứu xem trong cây thảo dược có bao nhiêu thành phần? Ngoài thành phần có lợi cho sức khỏe, các thành phần còn lại trong cây thảo dược có những tác dụng phụ nào? Ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao? Đó là chưa kể đến thảo dược trên trái đất thì vô số, con người làm sao có thể nghiên cứu hết
  • Một số loại thuốc nam không được kiểm duyệt chặt chẽ và kiểm soát chất lượng như các loại thuốc tây truyền thống. Điều này có thể gây ra rủi ro về vấn đề vệ sinh và an toàn.
  • Một số người trộn chất cấm vào thuốc đông y, gây nguy hiểm cho người dùng. Người bệnh có cảm giác đường huyết được kiểm soát tốt, nhưng sau một thời gian sẽ buồn nôn, ói, chán ăn, đau bụng, suy thận, tử vong…
  • Sử dụng thuốc nam đồng thời với các loại thuốc tây truyền thống khác có thể gây ra tương tác thuốc, làm giảm hiệu quả hoặc tăng tác dụng phụ của cả hai loại thuốc.

Ngoài ra, bệnh nhân cần lưu ý: mục tiêu điều trị tiểu đường là vừa hạ đường huyết vừa ngăn biến chứng. Người bệnh cần đến viện khám, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không nên tin vào quảng cáo trên mạng xã hội, tránh dùng thuốc không rõ nguồn gốc. Theo dõi quá trình điều trị và hiệu quả, điều chỉnh chế độ ăn uống, tầm soát biến chứng giúp tránh tổn thương đến thận, mạch máu, tim mạch, mắt…

12. DÙNG THUỐC NHƯ THẾ NÀO?

> Tùy theo diễn tiến của bệnh và thể trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân các toa thuốc khác nhau trong từng giai đoạn. Vì vậy, bệnh nhân hạn chế tối đa dùng lại toa thuốc cũ khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Tránh bệnh chuyển biến từ cao sang thấp và ngược lại … thậm chí chịu tác dụng phụ của 1 loại thuốc nào đó do dùng quá chỉ định.

>Mỗi bệnh nhân có diễn tiến bệnh, thể trạng và cơ địa khác nhau nên bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân khác nhau các toa thuốc khác nhau có thành phần dược tính khác nhau hoặc giống nhau, thậm chí cùng dược tính nhưng do cơ địa và thể trạng của từng bệnh nhân bác sĩ sẽ tư vấn bệnh nhân dùng thuốc của những hãng dược khác nhau (giá tiền khác nhau). Vd: cùng cần hoạt chất abc, nhưng có bệnh nhân cần phải dùng loại thuốc đắt tiền hơn do cơn địa hoặc do thể trạng (mang thai chẳng hạn, mắc các bệnh khác chẳng hạn hay là dị ứng chẳng hạn).

>2 loại thuốc cùng dược tính khác nhãn hiệu cũng không đảm bảo giống nhau 100% được. Và vì thế mà giá tiền, hiệu quả điều trị và tác dụng phụ cũng có thể khác nhau. Vì vậy, bệnh nhân cần hạn chế việc thay thế loại thuốc khi chưa có tư vấn của người có chuyên môn.

  • Với câu hỏi: thị trường nhiều loại thuốc, vậy nên chọn mua loại thuốc nào? -Câu trả lời là:  Nhãn hiệu thuốc do bác sĩ Bảo giới thiệu cho bệnh nhân là thuốc đã được Bác sĩ Bảo có kinh nghiệm dùng nhiều và có hiệu quả cho bệnh nhân tại bệnh viện… Nhưng nhãn hiệu thuốc dùng trong bệnh viện không hẳn bệnh nhân có thể tìm mua được tại các nhà thuốc. Và ngược lại, thuốc bệnh nhân tìm được tại các nhà thuốc không hẳn Bác sĩ Bảo đã từng dùng cho bệnh nhân trong bệnh viện. Về nguyên tắc, bệnh nhân mua thuốc đúng thành phần dược tính do bác sĩ kê toa là được. Ngoài ra, bệnh nhân có thể hỏi thêm dược sĩ tư vấn về chất lượng của nhãn hiệu thuốc.
  • Có nhất thiết phải mua thuốc theo đúng thương hiệu thuốc mà bác sĩ kê? – Như đã nói ở trên: về nguyên tắc 2 loại thuốc cùng hoạt chất, cùng hàm lượng có thể thay thế cho nhau. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý:

– Nếu mua thuốc theo tên hoạt chất thuốc hay còn gọi là tên dược học thì có cái tiện cho bệnh nhân đó là: cầm toa thuốc đó đi đâu mua cũng dễ. Bởi vì 1 hoạt chất thuốc có đến hàng tá doanh nghiệp sản xuất có khi là hàng trăm nữa là khác… không có thuốc này thì ta dùng thuốc kia.

– Tuy nhiên, khi mua thuốc theo đúng tên thương hiệu của 1 hoạt chất thuốc tức là mức độ kiểm soát thuốc sẽ chặt hơn, tính hiệu quả cao hơn (chưa nói đến thuốc xịn hay dỏm). Bởi vì cùng hoạt chất nhưng thành phần phụ khác nhau, tác dụng phụ cũng khác nhau:

(*) Có những thương hiệu thuốc, khi uống phải kèm theo thuốc hỗ trợ hấp thụ hoặc là chống lại tác dụng phụ… nhưng với thương hiệu khác thì không.

(**) Có những loại thuốc, cũng thành phần dược học là vậy nhưng uống của thương hiệu này thì chỉ cần liều như vậy, nhưng của thương hiệu khác thì liều dùng phải gấp đôi.

=> Vậy thì thử hỏi, nếu bác sĩ không kiểm soát được thương hiệu thuốc thì độ chính xác của toa thuốc còn bao nhiêu %?

Thương hiệu thuốc khác nhau có thể khác nhau về liều dùng, và thuốc hỗ trợ kèm theo

Giống như bài báo: bác sĩ kê paracetamol chung chung và để bệnh nhân tự chọn mua thuốc… vậy chừng nào bệnh nhân hạ sốt bác sĩ cũng dự trù chung: Nếu bệnh nhân mua và dùng loại thuốc này thì… Nếu bệnh nhân mua và dùng loại thuốc kia thì… Nếu bệnh nhân dùng hiệu thuốc nọ thì… Chưa kể nếu bệnh nhân dùng thương hiệu thuốc mà bác sĩ chưa có kinh nghiệm dùng cho bệnh nhân khác thì sao? 

xem thêm bài viết trên Vnexpress: mua thuốc ngoại viện

> Như đã nói ở trên về sự khác nhau có thể có bên trong 2 loại thuốc cùng dược tính và sự khác nhau trong cơ địa của từng bệnh nhân. Đó là lý do vì sao toa thuốc lần đầu thường ngắn và bệnh nhân cần sớm tái khám sớm để thông báo cho bác sĩ biết về diễn tiến điều trị, để bác sĩ có thể ra quyết định dùng tiếp hay điều chỉnh toa thuốc phù hợp với cơ địa của từng bệnh nhân.

> Như đã giải thích bên trên về tính phù hợp hay cần điều chỉnh của từng loại thuốc đối với bệnh nhân, diễn biến của bệnh trong từng thời kỳ. Bệnh nhân cần mang theo sổ khám bệnh, toa thuốc đang dùng, kết quả xét nghiệm lần này và lần trước, bảng theo dõi đường huyết- huyết áp tại nhà… khi tái khám. Để bác sĩ xem kỹ hơn về quá trình diễn biến của bệnh.

> Nhiều bệnh nhân có thói quen hỏi trong toa thuốc: thuốc này trị bệnh gì? Sao bác sĩ lại cho tui uống thuốc “bổ”? Rồi lên mạng tra soát xem bác sĩ kê toa đúng không, rồi suy nghĩ lung tung về toa thuốc của bác sĩ? – Trên thực tế, rất khó để nói rõ thuốc này trị bệnh gì trong toa thuốc của bác sĩ. Bởi 1 bệnh đôi khi không phải chỉ 1 viên thuốc là chữa khỏi hay kiểm soát được.

  • Có những loại thuốc, chỉ có tác dụng thúc đẩy hiệu quả hoặc hạn chế tác dụng phụ của 1 loại thuốc nào đó.
  • Có những loại thuốc 1 mũi tên trúng 2 -3 đích, chữa cùng lúc nhiều loại bệnh cùng lúc.
  • Có những loại thuốc chuyên điều trị bệnh này, nhưng hoạt chất của nó lại tốt cho việc điều trị của bệnh kia mà trên mạng không hề biết được
  • Có những loại thuốc đóng vai trò như 1 trong những mũi tấn công để kiểm soát bệnh. Cứ hình dung, để chiếu tướng căn bệnh tiểu đường… Bác sĩ cần cho chỉ định: xe, pháo, mã vây địch. Cái này thuộc về tay nghề và y đức của từng bác sĩ thôi.

>Tại sao bác sĩ kêu thuốc này uống trước ăn, bác sĩ khác lại bảo uống sau ăn? Rồi cũng 1 bác sĩ nhưng lúc kêu uống trước ăn- lúc kêu uống sau ăn, bác sĩ không nhất quán?- Việc uống thuốc trước hay sau ăn ngoài nguyên nhân bao tử, còn có nhiều nguyên nhân khác như: bác sĩ muốn thuốc hấp thu nhiều hơn hay hấp thụ ít lại (thay vì tăng/ giảm liều dùng). Tùy vào mức độ bệnh, thể trạng và chiến lược điều trị của bác sĩ mà sẽ có những chỉ định khác nhau.

>Bác sĩ, nhà thuốc, ai đó hướng dẫn tôi uống thuốc theo toa thế này. Có dùng được không bác sĩ? Câu trả lời sẽ là: không trả lời chính xác được

>Với các toa thuốc điều trị các bệnh khác có gây xung đột (hay đúng hơn là có chống chỉ định) với bệnh tiểu đường hay không? Thì hãy hỏi bác sĩ kê toa Vì nguyên tắc: BS điều trị thuộc chuyên khoa phụ sẽ biết: thuốc có chống chỉ định với các loại thuốc điều trị bệnh nền thuộc các chuyên khoa chính hay ko (gồm: nội, ngoại, sản, nhi). Nguyên tắc:

  • Phụ phải tránh chính.
  • Toa sau nhìn toa trước.
  • Chỉ bác sĩ cho toa thuốc mới hiểu rõ dược tính toa thuốc mình kê.

>Với các loại thực phẩm, thực phẩm chức năng: bệnh nhân nên tự hỏi chính người đã tư vấn bệnh nhân dùng thuốc/ thực phẩm chức năng đó về độ uy tín và tay nghề, năng lực chuyên môn của người tư vấn để tránh tiền mất, tật mang. 

LỜI KHUYÊN đến bệnh nhân: không nên tin tưởng vào tư vấn của những người không có chuyên môn. Bởi:

  • Các bác sĩ chuyên khoa luôn là những người đầu tiên cập nhật tiến bộ của y học thế giới. Nếu có 1 loại thần dược nào đó, thì các bác sĩ chuyên khoa đã áp dụng cho bệnh nhân của mình lâu rồi. Khoa học thế giới đã cập nhật rồi, bộ y tế đã vào cuộc rồi!
  • Ngoài ra, các công ty thực phẩm chức năng cũng thừa hiểu: tiếp thị cho bác sĩ chuyên khoa là con đường bán hàng hàng nhanh và tiết kiệm nhất. Vậy tại sao họ không chọn con đường đó?

13. NẾU ĐƯỜNG HUYẾT GIẢM CÓ NÊN NGỪNG ĐIỀU TRỊ KHÔNG?

Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính, hiện nay chưa có phương pháo điều trị dứt điểm mà chỉ giữ cho lượng đường trong máu bình thường, nhằm phòng ngừa các biến chứng xảy ra. Tình trạng lượng đường trong máu cao do bệnh tiểu đường có thể giảm xuống mức bình thường nếu bệnh nhân điều trị đúng cách. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hiệu quả của insulin là do sự lão hóa và lối sống đã có từ lâu, vì vậy nếu bệnh nhân ngừng điều trị, tình trạng tăng đường huyết có thể trở lại. Hơn nữa, vì tăng đường huyết hầu như không có triệu chứng, bản thân bệnh nhân có thể không biết. Việc thử đường từ thiết bị đo đường huyết tại nhà cũng chỉ là đo tại thời điểm, không thể phát hiện diễn biến bất thường của bệnh. Vì vậy nếu được chẩn đoán là bệnh tiểu đường, bệnh nhân vẫn phải duy trì chế độ ăn kiêng và vận động thể lực hợp lý, cần thường xuyên đến bệnh viện và tiếp tục kiểm tra tình trạng bệnh, kể cả những người đã điều trị tốt và chỉ số đường huyết được kiểm soát ở mức bình thường

14. SỨC ĐỀ KHÁNG CỦA NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Sức đề kháng của cơ thể người bệnh tiểu đường thường yếu hơn những người bình thường rất nhiều nên dễ tạp nhiễm các bệnh khác. Hơn nữa, khi đã để nhiễm bệnh thì thời gian chữa khỏi cũng dày hơn người bình thường. Người tiểu đường có khả năng miễn dịch kém, lượng đường trong máu sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và virus sinh sống, phát triển.

Bệnh tiểu đường cộng với biến chứng của Vi huyết mạch làm cho máu không lưu thông, lực đề kháng trong cơ thể kém đi, từ đó dễ mắc bệnh tật nhiễm bên ngoài.

15. VÌ SAO TIỂU ĐƯỜNG MẮC THÊM BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP THÌ CÀNG NGUY HIỂM?

Tăng huyết áp (THA)  gây cản trở luồng máu lưu thông đến thận, gây suy thận, THA làm nặng thêm các biến chứng của bệnh tiểu đường (ĐTĐ), khi bệnh ĐTĐ gây tổn thương động mạch vành và động mạch não thì THA sẽ làm cho bệnh nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não nặng hơn. Bởi vì THA làm tăng áp lực lên thành động mạch vành và thành động mạch não, vốn nó đã bị tổn thương do THA và đường máu rồi. Chỉ cần một cơn THA nhẹ thì động mạch sẽ bị vỡ hoặc tắc hoặc bán tắc, khi bán tắc cục máu đông di chuyển đến chỗ không di chuyển được nữa thì gây tắc mạch hoàn toàn.

16.  BỆNH MÁU NHIỄM MỠ Ở NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Bệnh máu nhiễm mỡ là bệnh trong máu có nhiều cholesterol. Người mắc chứng bệnh tiểu đường do Insulin có khả năng chuyển hóa đường rất yếu nên chất béo đóng vai trò chính để cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể. Nhưng khi chất béo phải giải tỏa để cung cấp năng lượng cho cơ thể thì đồng thời cũng thúc đẩy sản sinh ra cholesterol, nên dễ kèm theo bệnh xơ cứng động mạch… điều trị làm giảm thành phần mỡ trong máu của người bệnh tiểu đường cũng giúp cho người bệnh đề phòng cả chứng xơ cứng động mạch và nhồi máu cơ tim.

Người mắc bệnh tiểu đường khi kiểm tra lượng đường trong máu và nước tiểu cũng nên xét nghiệm luôn cả lượng mỡ trong máu, nếu phát hiện hàm lượng mỡ máu cao hơn bình thường thì phải chữa trị kịp thời bằng cách uống thuốc giảm chất béo trong máu hoặc kiêng kem trong chế độ ăn uống để dần dần khống chế hàm lượng mỡ trong máu trong phạm vi cho phép. Để phòng tránh máu nhiễm mỡ, người bị bệnh tiểu đường nên thường xuyên tới bệnh viện/ phòng khám nội tiết/ phòng khám tiểu đường uy tín để bác sĩ chuyên khoa tiểu đường cho các chỉ định xét nghiệm kiểm tra hàm lượng mỡ trong máu

17. BIẾN CHỨNG TIM MẠCH Ở NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Biểu hiện lâm sàng của người bệnh tiểu đường mắc bệnh tim cũng không khác người chỉ bệnh tim thông thường là bao. Bệnh phát với tốc độ khá nhanh và nguy hiểm khá cao.

Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường trong thời gian dài thường mắc thêm chứng bệnh thần kinh tim, nên khi bị những cơn đau thắt hoặc nếu cơ tim đã bị xơ cứng thì lại không thấy đau. Điều này lại càng làm nguy hiểm cho bệnh nhân.

18. BỆNH MẮT Ở NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG

> Bệnh mắt ở võng mạc

Vào thời kỳ đầu, bệnh nhân không có triệu chứng gì rõ ràng, đồng thời cũng không ảnh hưởng gì đến thị lực cả, thậm chí người bệnh cũng chẳng để ý gì tới. Sau một thời gian thì tự nhiên thấy thị lực giảm hẳn, trước mắt có cảm giác như có một vật thể hình cầu bay lơ lửng, tầm nhìn ngắn lại, thậm chí bị ánh nắng mặt trời chiếu vào vẫn không có cảm giác chói mắt.

Nếu phát hiện sớm thì chữa biến chứng này cũng không khó, nhưng đến giai đoạn thì rất suy giảm kém hẳn đi thì rất khó chữa. Do đó phát hiện sớm để kịp thời chữa trị là khâu hết sức quan trọng.

Để tránh bệnh tiểu đường biến chứng sang mắt mà không phát hiện được sớm, người mắc bệnh tối thiểu 1 năm cần đi khám một lần, phải nhớ luôn luôn giữ huyết áp và hàm lượng đường trong máu ở mức cho phép, vì hai điều kiện đó có ý nghĩa quyết định trong việc chữa trị bệnh mắt do tiểu đường gây ra. Hàm lượng đường trong máu tăng cao hơn sẽ làm tổn thương các mạch máu ở đáy mắt, dễ làm xuất huyết, huyết áp cao cũng sẽ có khả năng làm cho đáy mắt xuất huyết.

Cần nhắc lại là, người mắc bệnh tiểu đường không được chờ đến khi mắt không nhìn thấy gì nữa mới đi bệnh viện chữa thì đã muộn.

>Bệnh mắt đục thủy tinh thể

Phải phân biệt rõ hai loại: đục thủy tinh thể là bệnh mắt ở người tiểu đường và đục thủy tinh thể do tuổi già. Triệu chứng là nhìn vật không rõ, thì lực suy giảm, luôn có cảm giác là mắt bị che bởi một lớp sương mù, dụi mắt rồi mà vẫn mờ ảo, nhìn vào ánh đèn hoặc mặt trời thì có cảm giác nhức mắt.

Người mắc bệnh tiểu đường rất hay đi kèm bệnh này, bệnh lại phát sớm, hơn nữa lại tiến triển rất nhanh nên cần phải đặc biệt chú ý khi mắc có những biểu hiện bất thường.

> Thay đổi độ cận viễn của mắt

Người bệnh tiểu đường do nồng độ của hàm lượng đường trong máu hay thay đổi đột ngột nên dễ làm độ cận viễn của mắt luôn thay đổi. Hàm lượng đường cao sẽ làm cho mắt bị cận thị, hàm lượng đường thấp làm cho mắt nhìn vật mờ ảo, rất khó điều chỉnh tiêu cự của mắt để nhìn rõ. Nếu người bệnh giữ được hàm lượng đường ổn định trong phạm vi cho phép thì thị lực sẽ phục hồi nhanh.

Bệnh mắt do bệnh tiểu đường còn có bệnh tê dại ở mí mắt, xuất huyết ở mắt, sinh nhật thần kinh thị lực, tập nhiễm Linh lẹo, viêm mống mắt….

19. BỆNH THẬN DO TIỂU ĐƯỜNG

Bệnh thận do tiểu đường có nghĩa là bệnh suy thận phát ra do người đang bị bệnh tiểu đường, bệnh nhân bị tiểu đường thường bị suy thận. Bệnh này rất nguy hiểm, vì thường có chứng huyết áp cao đi kèm. Mà huyết áp cao thì lại có tác dụng ngược lại là luôn thúc đẩy bệnh thận tiến triển theo chiều trầm trọng hơn. Bệnh thận do bệnh tiểu đường không có những triệu chứng rõ rệt, nên dễ bị người bệnh xem thường, không chú ý đến.

Đối với người bệnh thận do đái tháo đường, nếu ở giai đoạn mới phát sinh, được chữa trị kịp thời thì hoàn toàn có khả năng khỏi bệnh. Nhưng nếu để kéo dài, phát triển đến giai đoạn cuối thì cực kỳ nguy hiểm, chữa trị sẽ không mang lại hiệu quả cao. Mặt khác, ở giai đoạn cuối thì bệnh thận lại tiến triển rất nhanh, dẫn đến tử vong.

Có thể nói bệnh tiểu đường là kẻ giết người thầm lặng. Do bệnh này không trực tiếp gây tử vong cho bệnh nhân nhưng lại tạo ra những biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong cho bệnh nhân

20. BIẾN CHỨNG THẦN KINH Ở NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Hàm lượng đường trong máu cao lâu ngày sẽ càng phá hoại những tế bào thần kinh trong cơ thể, đồng thời cũng tàn phá những vi mạch chuyên cung cấp máu cho tế bào thần kinh. Đó là nguyên nhân gây ra những biến chứng về thần kinh ngoại biên cho người mang bệnh tiểu đường. 

Người bệnh nếu bị biến chứng thần kinh sẽ làm cho bệnh nhân mất dần cảm giác bình thường, không tự phát hiện được bệnh của chính mình và cuối cùng khi tạp nhiễm bệnh nặng rồi mới biết.

  • Biến chứng thường thấy nhất ở người bệnh tiểu đường là thần kinh điều khiển cơ mắt bị tê liệt, thính giác suy giảm.
  • Đường huyết cao làm ảnh hưởng tới các dây thần kinh nơi tiếp nhận cảm giác. Vì thế người bệnh có thể không cảm thấy đau, nóng hay lạnh ở bàn chân và cẳng chân của mình. Vì thế mà dễ dẫm phải đinh hay các vật nhọn. Nói đúng hơn là mất các cảm giác bảo vệ. Nhưng lại vì một vết thương nhỏ cũng có thể bị loét rộng và gây ra hoại tử.
  • Biến chứng thần kinh tự chủ làm suy giảm chức năng của dạ dày, ruột… gây khó chịu ở dạ dày và trong trạng thái buồn nôn. Khi thay đổi tư thế đứng ngồi, huyết áp dễ hạ xuống đột ngột, có cảm giác chóng mặt, tim đập gấp. Trường hợp nặng thì cơ tim đang đập nhanh đột nhiên dừng lại, dẫn đến tử vong.
  • Đường tiểu tiện bị trục trặc, đi tiểu không hết, đái dắt… 

21. VÌ SAO BỆNH TIỂU ĐƯỜNG THÌ VẾT THƯƠNG KHÓ LIỀN

Người bệnh ĐTĐ bị vết thương, hay nhiễm trùng sẽ lâu lành hơn người bình thường vì khi đường máu quá cao do đường huyết cao sẽ làm cơ thể giảm khả năng chống lại vi trùng, sự lên mô hạt cũng kém dẫn đến tình trạng vết thương lâu lành. Vết thương tiểu đường cần được chăm sóc để tránh những biến chứng nghiêm trọng. Có 3 lý do giải thích cho việc người tiểu đường cần chăm sóc vết thương đúng cách:

> Nguy cơ nhiễm trùng và bị loét cao

Lượng đường trong máu cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vì thế, khi xuất hiện vết thương, vi khuẩn từ bên ngoài có thể dễ dàng xâm nhập và sinh sôi gây nhiễm trùng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có hệ miễn dịch kém nên việc tự chữa lành vết thương sẽ lại càng khó khăn hơn bình thường.

>Vết thương khi đã loét thì rất khó trong việc điều trị

Không phải ngẫu nhiên mà các bệnh viện tuyến trung ương phải thành lập khoa riêng mang tên “Chăm sóc bàn chân đái tháo đường”. Điều này là do việc điều trị cũng như chăm sóc vết loét bệnh nhân tiểu đường rất khó và tốn nhiều công sức.

>Vết thương tiểu đường thường được phát hiện muộn thì khả năng giữ lại các chi càng thấp.

Đường huyết cao sẽ gây tổn thương thần kinh khiến người bệnh giảm khả năng nhận biết cảm giác đau, nóng hay lạnh. Hậu quả là nhiều trường hợp khi phát hiện thì vết thương đã nhiễm trùng hay loét nặng. Đây cũng là lý do tại sao các bác sĩ luôn yêu cầu người bệnh cần khám bàn chân mỗi ngày, kể cả vết thương hay vết chai dù nhỏ cũng phải biết cách xử lý.
Việc chăm sóc vết thương của bệnh nhân tiểu đường có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, mỗi mức độ vết thương sẽ có cách chăm sóc riêng. Vì vậy, Bệnh nhân cần liên hệ Phòng khám tiểu đường uy tín – Bác sĩ tiểu đường giỏi chuyên môn để được hướng dẫn cũng như có phác đồ điều trị thích hợp cho bệnh nhân

Vì vậy phải giữ vệ sinh vùng vết thương và chữa kịp thời tránh các tổn thương nghiêm trọng khác xẩy ra.

22. BẢO VỆ BÀN CHÂN CỦA BỆNH NHÂN ĐTĐ NHƯ THẾ NÀO?

Hàng ngày, bàn chân luôn phải chịu một khối lượng lớn trọng lực của toàn bộ cơ thể, vì thế nên sẽ có rất nhiều nguyên nhân gây nên các biến chứng ở bàn chân. Các nguyên nhân này thường phối hợp với nhau làm cho tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng hơn. Nguyên nhân phổ biến nhất là do bệnh thần kinh ngoại biên, mạch máu ngoại vi và nhiễm trùng gây nên.

–  Khi một người bệnh tiểu đường bị nhiễm trùng bàn chân thì sẽ rất khó điều trị do hệ miễn dịch của cơ thể đã giảm khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Từ đó nhiễm trùng là nguyên nhân trực tiếp và nguy hiểm gây hoại tử dẫn tới phải cắt cụt chi

–  Để bảo vệ bàn chân của người ĐTĐ tránh bị nhiễm khuẩn cần chú ý những yếu tố sau: Luôn mang giày dép mềm để tránh dẫm phải những vật nhọn, nên mang giày vừa chân, nên thay giày sau khi mang liên tục 4-5 giờ. Khi mang giày phải có tất, nên dùng tất cotton hay chất len, nên thay tất thường xuyên nếu ra nhiều mồ hôi. Rửa chân sạch sẽ hàng ngày và tránh ngâm chân lâu trong nước, nếu bị khô nẻ ở chân thì dùng kem dưỡng ẩm. Quan tâm đến các vết chai ở chân, không để hình thành các nốt phỏng rộp. Khi bị viêm loét cần được đi khám và được hướng dẫn điều trị.

–  Bị ĐTĐ thì không chỉ bảo vệ bàn chân mà còn cần phải kiểm soát đường huyết chặt chẽ để tránh các biến chứng khác. Dù điều kiện sống ở nông thôn hay ở thành phố thì việc chủ động phòng ngừa bệnh vẫn là quan trọng nhất

23. NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG DỄ MẮC BỆNH TAI BIẾN ĐỘNG MẠCH Ở CHI DƯỚI 

Động mạch chi dưới của bệnh nhân bị xơ cứng, thậm chí bị tắc nghẽn là hiện tượng thường gặp của bệnh nhân bị tiểu đường. Giai đoạn đầu của bệnh thường xuất hiện ở cẳng chân, bàn chân như tê dại, lúc lạnh ngắt, lúc lại như yếu đi không vững. Bệnh sẽ kéo dài một thời gian rồi nặng dần, nhức nhối, ống chân bàn chân đều đau nhói. Vào thời gian này cũng có thể bệnh thần kinh ngoại biên biến chứng cho thiếu máu, các mao mạch ở dưới da bị trục trặc… tất cả kết hợp lại làm bệnh càng trở nên trầm trọng.

24. BIẾN CHỨNG MẠCH MÁU Ở NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG.

Biến chứng thường xảy ra ở các mạch máu nhỏ và hẹp, làm giảm dòng máu tới chân. Việc kém máu nuôi làm cho da trở nên khô, nứt nẻ, dễ bị loét và nhiễm trùng. Trong khi đó các biểu hiện lâm sàng thường khó nhận biết để điều trị sớm. 

Nguy hiểm hơn, nếu tổn thương mạch máu ngoại vi phối hợp với bệnh thần kinh ngoại biên sẽ làm vết thương khó liền sẹo. Mặt khác, đường huyết cao cũng làm môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Vì thế vết thương rất dễ bị loét, nhiễm khuẩn, có thể tiến triển thành hoại tử và nếu muốn vạn sự hoại tử sang các khu vực khác thì chỉ có cắt bỏ phần đó. 

25. TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO Ở NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG.

Nguyên nhân chính của tai biến mạch máu não của người bệnh tiểu đường là do không khống chế được hàm lượng đường trong nước tiểu mà gây ra. Triệu chứng lâm sàng cũng giống như trường hợp xuất huyết não bình thường. Tuy nhiên số người mắc bệnh tiểu đường bị tai biến mạch máu não thường nhiều gấp 3 lần những người bình thường. 

26. BỆNH GOUT Ở NGƯỜI MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Người bệnh gout thường có mạch máu bị biến chứng không đưa đủ máu đến một vài bộ phận, kết hợp với một vài bệnh lý khác thường xảy ra ở người bệnh tiểu đường như: thần kinh bị tổn thương, cảm nhiễm, dẫn đến mất cảm giác, lở loét, hoại tử và phải cắt bỏ phần hư hại, chủ yếu là ở các chi, đó là điều nguy hiểm nhất ở bệnh gout. Bệnh gout có thể xảy ra ở chi trên, mặc hoặc một vài bộ phận khác trên cơ thể, nhân riêng bệnh gout xảy ra đối với người mang bệnh tiểu đường thì thường phần nhiều xảy ra ở chi dưới. Bệnh nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra hoại tử, vết thương chữa mãi không khỏi. Khi bị hoại tử thì chỉ còn cách giải phẫu cắt đi phần hoại tử. 

27. BIẾN CHỨNG CƠ BẮP, XƯƠNG KHỚP Ở NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG.

Biến chứng cơ bắp của người bị tiểu đường có những biểu hiện như: Cơ bắp bị teo dần, cảm giác dần dần biến mất, bệnh thường xảy ra đồng thời với bệnh võng mạc, biến chứng thận, biến chứng thần kinh…

Biến chứng ở xương đối với người tiểu đường là bệnh loãng xương, loãng khớp. Trứng loãng xương có triệu chứng rõ ràng nhất là hay nhức mỏi vùng lưng và eo, đau dãn cơ kéo dài. Những người mắc chứng loãng xương ở giai đoạn trầm trọng thì chỉ cần có va chạm nhẹ là gãy xương, mà ở người bị bệnh tiểu đường thì nếu gãy xương sẽ rất lâu chữa khỏi, hoàn toàn không giống như người bình thường bị bệnh loãng xương.

28. TẠI SAO BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG DỄ MẮC BỆNH LAO?

Nguyên nhân ĐTĐ mắc bệnh lao phổi thường do cơ chế bị suy giảm miễn dịch đề kháng giảm sút và tạo điều kiện cho các vi khuẩn lao phát triển.

Biểu hiện phổ biến nhất là các dấu hiệu như sốt nhẹ về buổi chiều, sút cân, ho kéo dài. Để đảm bảo sức khỏe bạn nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

29. TẠI SAO DỄ BỊ YẾU SINH LÝ KHI MẮC BỆNH ĐTĐ

Có hai nguyên nhân chính trực tiếp gây ra yếu sinh lý, thứ nhất là do tổn thương thuộc hệ thống thần kinh chức năng, đặc biệt các dây thần kinh dương vật. 

Thứ hai là ĐTĐ thường biến chứng gây suy bệnh tim làm thiếu lưu lượng máu đến dương vật

30. NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG DỄ MẮC BỆNH ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

Lượng đường trong nước tiểu tăng lên cũng sẽ tạo ra những kích thích cục bộ khiến cho người bệnh dễ mắc bệnh đường tiết niệu

“Điều trị bệnh tiểu đường chính là kiểm soát đường huyết và các biến chứng của nó”

31. THEO DÕI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TẠI NHÀ

Việc theo dõi đường huyết tại nhà là vô cùng cần thiết. Bởi giúp bệnh nhân theo dõi được phần nào mức độ bệnh của mình. Tuy nhiên, theo dõi đường huyết tại nhà cũng chỉ có thể giúp bệnh nhân nhìn thấy phần nào nguy cơ, chứ không thay thế được các biện pháp xét nghiệm nước tiểu, HbA1c và nhiều xét nghiệm khác để biết được toàn cảnh mức độ của bệnh và mức độ ảnh hưởng của bệnh đối với cơ thể… từ đó ra các toa thuốc cho phù hợp với cơ địa và bệnh trạng của từng bệnh nhân.

Đo đường huyết

Bạn hãy đến phòng khám đái tháo đường để được bác sĩ kiểm tra bệnh định kỳ, ít nhất là 04 lần mỗi năm. Bạn sẽ có cơ hội gặp và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa nội tiết, dinh dưỡng, bàn chân, tâm lý và điều dưỡng viên. Mỗi lần tái khám, bạn sẽ được kiểm tra chiều cao, cân nặng, mạch, huyết áp, mắt, bàn chân; làm xét nghiệm đường huyết, mỡ máu, chức năng gan – thận, nước tiểu, đo điện tim, v.v… và kiểm tra HbA1c khoảng 3 – 6 tháng/lần.

Còn ở nhà, bạn cũng có thể theo dõi đường huyết bằng cách sử dụng máy đo cá nhân. Có rất nhiều loại máy đo, hãy nhờ bác sĩ tư vấn cho bạn cách chọn loại máy phù hợp.

Cách đo đường huyết:

  • Rửa tay với nước sạch và để tay khô hoàn toàn để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả đo.
  • Gắn que thử vào máy đo.
  • Dùng kim chích lấy một giọt máu nhỏ ở cạnh bên ngón tay.
  • Đưa đầu que thử máu đến gần giọt máu để hút giọt máu vào que, và chờ máy hiện ra kết quả đường huyết của bạn ở thời điểm đó.

Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn bao lâu cần thử đường huyết một lần, và thử vào thời điểm nào trong ngày (trước ăn, 02 giờ sau ăn, trước khi đi ngủ). Trong trường hợp bạn đang bị bệnh, lượng đường huyết có thể ảnh hưởng nhiều hơn lúc bình thường, vì vậy phải kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn. Hãy ghi chép cẩn thận vào sổ nhật ký những kết quả đường huyết cùng với thành phần, số lượng thức ăn và mức độ tập thể dục tại nhà để kịp thời phát hiện bất thường và giúp bác sĩ của bạn điều chỉnh chế độ điều trị.

Xử trí tăng đường huyết

Nguyên nhân gây tăng đường huyết
Bệnh cấp tính
Bỏ thuốc viên hạ đường huyết/insulin
Ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường
Stress hoặc lo âu

Tăng đường huyết gây ra đi tiểu nhiều hơn bình thường, luôn khát nước, uống nhiều nước, đói bụng, mệt mỏi, mờ mắt, vết thương lâu lành và sụt cân nhanh.

Khi những triệu chứng kể trên kèm theo nôn ói, đau bụng, da khô và lạnh, thở nhanh, hơi thở có mùi nước sơn móng tay hoặc chuối chín, giảm tỉnh táo. Điều đó có nghĩa là bệnh đái tháo đường đang diễn tiến rất xấu, cần nhờ người thân đưa ngay vào bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

Nếu bạn cảm thấy không được khỏe, cần kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn, và tái khám bệnh sớm để báo ngay cho bác sĩ của bạn nếu kết quả đường huyết tăng cao.

Xử trí hạ đường huyết

Nguyên nhân gây hạ đường huyết
Tập thể dục quá mức
Dùng quá liều thuốc viên hạ đường huyết/insulin
Ăn quá ít thực phẩm chứa đường
Suy gan – suy thận

Hạ đường huyết là khi đường huyết THẤP, bé hơn 3.9 mmol/L (hoặc 70 mg/dL).

Hạ đường huyết được chia thành 03 mức độ:

Mức độ Dấu hiệu
Nhẹ Đói bụng, run rẩy tay chân, vã mồ hôi, chóng mặt, hồi hộp.

Cần ăn/uống thêm chất đường (bánh, kẹo, trái cây, nước ngọt). Có thể lặp lại nếu chưa thấy khỏe sau 10 – 15 phút.

Trung bình Bối rối, buồn ngủ, nóng tính và không thể điều khiển bản thân.

Cần ăn/uống thêm chất đường (bánh, kẹo, trái cây, nước ngọt). Nên nhờ một người khác giúp bạn.

Nặng Mất ý thức, không thể ăn uống được gì. Thậm chí có thể co giật và hôn mê.

Cần đưa vào một cơ sở y tế gần nhất để được truyền đường vào trong máu.

Nếu nghi ngờ, hãy kiểm tra ngay đường huyết để biết chắc chắn.

Đôi khi cơn hạ đường huyết, dù ở mức độ nhẹ, vẫn là điều không bình thường đối với sức khỏe của bạn. Nếu bạn nghi ngờ, hoặc có bằng chứng về cơn hạ đường huyết, hãy tái khám sớm và trao đổi ngay với bác sĩ của bạn để được tư vấn về cách phòng ngừa. Luôn mang theo bên mình kẹo ngọt trước khi tập thể dục, phòng khi hạ đường huyết bất ngờ xảy ra.

32. PHỐI HỢP VỚI CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ VẬN ĐỘNG

A.Chế độ ăn uống

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn theo chế độ ăn mà bác sĩ hướng dẫn. Tùy và mức độ của bệnh, tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khỏe, chế độ vận động… mà bác sĩ sẽ có những tư vấn khác nhau về chế độ ăn.

MỘT SỐ NGUYÊN TẮC ĂN UỐNG QUAN TRỌNG MÀ NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CẦN NHỚ:

  • Đảm bảo ăn đủ 3 bữa ăn chính trong ngày (sáng, trưa, chiều), chỉ ăn bữa phụ nếu bác sĩ yêu cầu.
  • Ăn chậm và nhai kỹ.
  • Chế biến thực phẩm: Luộc, hấp, kho tốt hơn chiên, xào, nướng.
  • Ăn nhiều rau và chất xơ. Chất xơ có vai trò quan trọng trong bữa ăn của người đái tháo đường, vì làm chậm quá trình hấp thu thực phẩm chứa carbohydrat.
  • Ăn vừa đủ chất đường bột: Khi bạn bị bệnh đái tháo đường, sẽ có rất nhiều glucose ở lại trong máu, vì cơ thể không có đủ insulin, hoặc insulin hoạt động không hiệu quả, để giúp glucose đi vào tế bào và tạo ra năng lượng. Các loại thực phẩm chứa carbohydrat ảnh hưởng đến lượng đường huyết, vì vậy nên ăn chừng mực để không làm đường huyết tăng cao. Carbohydrat trong thực phẩm chứa tinh bột (bánh mì, khoai, ngũ cốc, mì, bún, nui, cơm) sẽ giúp cơ thể kiểm soát đường huyết dễ dàng hơn những thực phẩm ngọt (đường, bánh, kẹo, mứt, nước giải khát). Có thể bạn đã từng nghe nói về chỉ số đường huyết (Glycemic Index – GI). Đó là chỉ số cho biết tốc độ giải phóng đường vào trong máu. Thực phẩm có chỉ số GI cao làm cho đường huyết tăng nhanh hơn so với thực phẩm có chỉ số GI thấp.
  • Ăn ít chất đường ngọt, chất béo, muối, thức ăn nhanh, nước ngọt, rượu bia. Cần tránh ăn đồ ngọt trong những bữa ăn nhẹ vì đường sẽ được hấp thu rất nhanh khi ăn riêng lẻ, nhưng bạn có thể ăn được một ít đồ ngọt cùng lúc với bữa ăn chính, hoặc ngay trước khi tập thể dục. Bạn cũng có thể thêm vào thức ăn những chất tạo ngọt nhân tạo như aspartam, acesulfame K, neotame, saccharin và sucralose để làm tăng hương vị cho thực phẩm mà không làm mất kiểm soát đường huyết. Bạn không cần kiêng tuyệt đối chất béo động vật trong bữa ăn, nhưng phải cắt giảm số lượng, vì mảng bám của nó có thể làm tắc nghẽn các mạch máu. Chúng ta vẫn thường cảnh giác với khoai tây chiên, bánh ngọt và sô – cô – la, nhưng cũng không nên lơ là lượng chất béo khá nhiều trong thịt, trứng và phô – mai. Hầu hết đồ ăn vặt gây hại vì chúng chứa quá nhiều chất béo và đường ngọt.
  • Có thể bạn sẽ bị sụt cân khá nhiều trước khi phát hiện ra mình mắc đái tháo đường. Bạn cần phục hồi lại cân nặng trước kia bằng cách ăn uống hợp lý và sử dụng thuốc hạ đường huyết thích hợp. Mắc bệnh đái tháo đường không có nghĩa là bạn phải nhịn ăn, mà chỉ cần ăn khác đi một chút, với số lượng mỗi nhóm thức ăn hợp lý, và đảm bảo đủ 3 bữa ăn chính mỗi ngày. Nếu năng lượng tiêu hao (do tập thể thao hay làm việc) nhiều hơn năng lượng nạp vào (do ăn uống), lượng đường trong máu có thể giảm xuống thấp (HẠ ĐƯỜNG HUYẾT). Vì vậy tốt nhất hãy ăn đủ lượng tinh bột trong bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ trước khi tập thể dục. Bạn nên cố gắng tránh bị thừa cân, vì điều này làm gia tăng công việc cho tim và các mạch máu, từ đó gây ra nhiều vấn đề sức khỏe hiện tại vàơng lai. Bạn cũng có thể đi dự tiệc hoặc ăn bên ngoài với bạn bè, với điều kiện chỉ chọn lựa những thực phẩm thích hợp và ăn một lượng vừa đủ

Một số lưu ý khác:

  • Có nên uống sữa tiểu đường không? Nhiều người lo sợ chế độ ăn kiêng cho bệnh nhân tiểu đường sẽ dẫn đến tình trạng thiếu chất. Vì vậy, động viên người bệnh uống sữa dành cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý: Trong sữa tiểu đường vẫn có đường. Với những bệnh nhân còn ăn được thì vẫn nên ưu tiên cho việc ăn thay vì uống sữa.
  • Ăn những trái cây nhiều vị ngọt như: sầu riêng, vải thiều, nhãn, chôm chôm, nước mía… có được không? Về khuyến cáo, bệnh nhân nên hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường. Bệnh nhân có thể ăn những thực phẩm này với số lượng ít để giải tỏa cơn thèm trên cơ sở cân nhắc thêm mức độ của đường huyết thời gian gần đây, tổng lượng đường nạp vào cơ thể trong ngày và tuần có những thay đổi như thế nào để giữ ổn định đường huyết.
  • Trái cây nói chung (Bao gồm trái cây có vị chua như ổi, mận, xoài…) đều có đường. Vì vậy bệnh nhân cũng chỉ nên ăn trái cây ở mức độ vừa phải. Mỗi ngày bệnh nhân có thể ăn rất nhiều thực phẩm khác nhau, nên cần lưu ý tổng lượng đường nạp vào cơ thể trong ngày và tuần có những thay đổi như thế nào để giữ ổn định đường huyết.

B. Việc luyện tập thể dục luôn rất cần thiết đối với sức khỏe của người bình thường, cũng như những người bị tiểu đường:

  • Giúp cơ thể săn chắc, giảm cân
  • Tập thể dục làm máu lưu thông, giảm huyết áp
  • Tập thể dục giúp giảm mức độ stress
  • Tập thể dục làm giảm cholesterol
  • Tập thể dục chống loãng xương

Đối với người mắc bệnh tiểu đường, việc luyện tập thể dục lại càng đặc biệt có ảnh hưởng lớn, vì ngoài những tác dụng như trên, việc luyện tập còn giúp người bệnh

  • Giảm nhu cầu Insulin hoặc thuốc hạ đường máu
  • Phương pháp chữa bệnh bằng luyện tập và chữa bệnh bằng kiểm soát chế độ ăn uống là hai yêu cầu cơ bản, quan trọng nhất để phối hợp với bác sĩ trong quá trình chữa bệnh tiểu đường. 
  • Tập luyện sẽ làm cơ bắp vận động, thúc đẩy các bộ phận trong cơ thể tận dụng hết lượng đường.
  • Tập luyện còn có tác dụng giảm béo, kết hợp với khống chế và kiểm soát chế độ ăn uống thường xuyên sẽ làm cho hàm lượng đường trong cơ thể giảm xuống.
  • Tập luyện cũng cải thiện được quá trình trao đổi chất trong cơ thể, các tác nhân gây ra bệnh tim mạch và phòng ngừa các bệnh khác do biến chứng tiểu đường gây ra.
  • Tập luyện còn có tác dụng tăng tính đàn hồi của mạch máu, góp phần hạ huyết áp, có tác dụng ngăn ngừa không cho bệnh tiểu đường gây biến chứng.
  • Tập luyện vận động còn giúp người bệnh tiểu đường chống được bệnh loãng xương
  • Tập luyện vận động còn để người bệnh nâng cao thể chất, tăng cường chức năng làm việc của tim phổi.
  • Ngoài ra việc vận động thân thể cũng làm cho người bệnh thư giãn, giải tỏa được tâm lý căng thẳng trong cuộc sống, giảm bớt sự mệt mỏi của não bộ

MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TẬP LUYỆN QUAN TRỌNG MÀ NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CẦN NHỚ:

  • Thời gian: 30 phút/ngày, ít nhất 05 ngày/tuần.
  • Thời điểm: 03 – 04 giờ sau ăn tốt hơn lúc bụng đói.
  • Chọn loại hình tập luyện phù hợp với tuổi tác và điều kiện sức khỏe: Đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội, v.v… Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn loại hình luyện tập nào là phù hợp nhất.
  • Cố gắng lồng ghép việc tập luyện trong những hoạt động hàng ngày: Đi vòng quanh phòng trong khi nghe điện thoại, đi bộ thay cho đi xe nếu quãng đường ngắn, đi thang bộ thay cho thang máy nếu tầng lầu thấp, v.v…
  • Bài tập có cường độ nhẹ lúc đầu rồi tăng dần sau một thời gian.
  • Tránh tập luyện nếu đường huyết quá thấp (< 70 mg/dL) hoặc quá cao (> 250 mg/dL), thời tiết đang quá nóng hoặc quá lạnh, có cơn đau thắt ngực dù đang nghỉ ngơi.

Mọi hình thức vận động đều cần đến năng lượng và năng lượng được cung cấp chủ yếu từ carbohydrat. Vì thế, bạn phải ăn đủ carbohydrat trong các bữa ăn chính; và nếu việc vận động nằm ngoài kế hoạch, bạn có thể ăn nhẹ trước khi tập.

Khi bắt đầu một chương trình vận động mới, hãy kiểm tra đường huyết trước và sau khi tập để biết bài tập này tác động đến đường huyết của bạn như thế nào. Điều đó giúp bạn quyết định có nên ăn thêm carbohydrat trước khi tập hay không và bác sĩ của bạn sẽ điều chỉnh liều thuốc dễ dàng hơn.

Hãy nhớ luôn luôn uống đủ nước nếu đổ mồ hôi nhiều, và phải mang theo một ít bánh, kẹo ngọt khi luyện tập, để phòng khi hạ đường huyết. Đôi khi đường huyết có thể tăng sau khi tập luyện, do hormon adrenaline được phóng thích quá nhiều vào máu khi tập luyện gắng sức. Tuy nhiên, đường huyết có thể bị hạ sau vài giờ, thậm chí trong 24 giờ sau khi vận động. Vì thế, cần chú ý theo dõi đường huyết trước và sau khi vận động

GIỚI THIỆU BÁC SĨ LÊ HOÀNG BẢO

Kinh nghiệm khám chữa bệnh:

Bác sĩ Lê Hoàng Bảo hiện đang công tác tại Khoa Nội tiết – bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM (Bệnh viện Đại học Y dược là bệnh viện có số lượt khám chữa bệnh đông nhất tại TP.HCM hiện nay). Với 15 năm công tác, bác sĩ đã và đang khám cũng như điều trị nhiều ca Bệnh Nội tiết phức tạp cho bệnh nhân tại khu vực trong và ngoài Tp.HCM

Trình độ khoa học:

+ Bác sĩ Lê Hoàng Bảo tốt nghiệp loại giỏi bác sĩ Nội trú nội tiết (Bác sĩ Nội trú là loại hình đào tạo bác sĩ đặc biệt dành cho thế hệ y bác sĩ nồng cốt kế thừa tại Việt Nam. Được tuyển chọn gắt gao và giới hạn từ những tân bác sĩ tốt nghiệp Đại học loại Giỏi để tham gia chương trình đào tạo tích hợp giữa Thạc sĩ và Bác sĩ Chuyên khoa 1, vừa có khả năng nghiên cứu khoa học chuyên sâu vừa có khả năng thực hành lâm sàng chuyên khoa). 

Bác sĩ Nội trú – những tinh hoa được chọn lọc của đất nước, những tài năng trẻ của ngành y tế

+ Hiện đang là nghiên cứu sinh Trường Đại học Y Dược Tp.HCM.

+ Đã tham gia nhiều khoá đào tạo chuyên khoa trong và ngoài nước. 

Ngày xưa, Bác sĩ Lê Hoàng Bảo là 1 trong 5 bác sĩ tốt nghiệp loại giỏi trên tổng số 78 Bác sĩ Nội trú ở tất cả các chuyên khoa toàn Miền Nam năm 2008
PHONG KHAM NOI TIET: TIEU DUONG -TUYEN GIAP | BAC SI LE HOANG BAO
Ngày nay, Bác sĩ Lê Hoàng Bảo được xem như 1 chuyên gia trong lĩnh vực và không ngừng nghiên cứu- học hỏi để đồng hành cùng bệnh nhân 

Trình độ chuyên môn:

Chuyên khám, chữa và kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân:

Đái tháo đường (đái tháo đường týp 1- týp 2, đái tháo thai kỳ) còn gọi là bệnh tiểu đường,

Các bệnh tuyến giáp (bệnh bướu cổ),

Tuyến yên,

Rối loạn chuyển hóa canxi (loãng xương),

Rối loạn lipid máu (còn goi là bệnh mỡ máu hay máu nhiễm mỡ), bệnh lý tuyến thượng thận và các rối loạn nội tiết khác.

Khả năng nghiên cứu và cập nhật y học nhân loại:

Có nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước. Với nhiều bài báo quốc tế được đánh giá cao

Vị trí chuyên gia trong ngành:

Ngoài ra, bác sĩ Lê Hoàng Bảo cũng đang là 1 trong những báo cáo viên được giới chuyên môn quan tâm đánh giá cao tại các hội thảo khoa học, tọa đàm và đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm khám chữa bệnh cho các y bác sĩ tại các bệnh viện tuyến quận, huyện, tỉnh thành

Y đức:

Bác sĩ Lê Hoàng Bảo được bệnh nhân và đồng nghiệp đánh giá là một bác sĩ chuyên khoa tuyến giáp giỏi, không ngừng học hỏi và tâm huyết với nghề.

Tín nhiệm truyền thông:

Bác sĩ Lê Hoàng Bảo được giới báo chí chính thống và các đài truyền hình trong nước tín nhiệm, mời tham gia các chương trình chia sẻ về bệnh cho bệnh nhân như: VTV1,  HTV9, Báo Tuổi trẻ,  Báo Thanh Niên, VnExpress… Được Báo Lao Động Tỉnh Đồng Nai giới thiệu về Địa chỉ Khám tiểu đường uy tín tại TPHCM đến người dân tỉnh Đồng Nai, Bookingcare … Review là Top 5 bác sĩ chữa tiểu đường giỏi tại Tp.HCM….  hay Top 5 Địa chỉ khám Nội tiết – Tiểu đường uy tín tại TPHCM

Bác sĩ Lê Hoàng Bảo trong chương trình Thời sự của đài truyền hình VTV

Xem thêm thông tin chi tiết về bác sĩ Lê Hoàng Bảo

0938.121.232
0938.121.232