Bệnh Mắt Ở Người Tiểu Đường

PHONG KHAM NOI TIET: TIEU DUONG -TUYEN GIAP | BAC SI LE HOANG BAO

Bệnh mắt ở người tiểu đường là một trong những biến chứng thường xảy ra và gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh. Bệnh mắt có 3 dạng sau:

Tìm hiểu thêm bệnh tiểu đường

Nguyên Nhân Biến Chứng Bàn Chân Của Người Bệnh Tiểu Đường

BỆNH MẮT Ở VÕNG MẠC

Vào thời kỳ đầu, bệnh nhân không có triệu chứng gì rõ ràng, đồng thời cũng không ảnh hưởng gì đến thị lực cả, thậm chí người bệnh cũng chẳng để ý gì tới. Sau một thời gian thì tự nhiên thấy thị lực giảm hẳn, trước mắt có cảm giác như có một vật thể hình cầu bay lơ lửng, tầm nhìn ngắn lại, thậm chí bị ánh nắng mặt trời chiếu vào vẫn không có cảm giác chói mắt.

Nếu phát hiện sớm thì chữa biến chứng này cũng không khó, nhưng đến giai đoạn thì rất suy giảm kém hẳn đi thì rất khó chữa. Do đó phát hiện sớm để kịp thời chữa trị là khâu hết sức quan trọng.

Để tránh bệnh tiểu đường biến chứng sang mắt mà không phát hiện được sớm, người mắc bệnh tối thiểu 1 năm cần đi khám một lần, phải nhớ luôn luôn giữ huyết áp và hàm lượng đường trong máu ở mức cho phép, vì hai điều kiện đó có ý nghĩa quyết định trong việc chữa trị bệnh mắt do tiểu đường gây ra. Hàm lượng đường trong máu tăng cao hơn sẽ làm tổn thương các mạch máu ở đáy mắt, dễ làm xuất huyết, huyết áp cao cũng sẽ có khả năng làm cho đáy mắt xuất huyết.

Cần nhắc lại là, người mắc bệnh tiểu đường không được chờ đến khi mắt không nhìn thấy gì nữa mới đi bệnh viện chữa thì đã muộn.

BỆNH MẮT ĐỤC THỦY TINH THỂ

Phải phân biệt rõ hai loại: đục thủy tinh thể là bệnh mắt ở người tiểu đường và đục thủy tinh thể do tuổi già. Triệu chứng là nhìn vật không rõ, thì lực suy giảm, luôn có cảm giác là mắt bị che bởi một lớp sương mù, dụi mắt rồi mà vẫn mờ ảo, nhìn vào ánh đèn hoặc mặt trời thì có cảm giác nhức mắt.

Người mắc bệnh tiểu đường rất hay đi kèm bệnh này, bệnh lại phát sớm, hơn nữa lại tiến triển rất nhanh nên cần phải đặc biệt chú ý khi mắc có những biểu hiện bất thường.

THAY ĐỔI ĐỘ CẬN VIỄN CỦA MẮT

Người bệnh tiểu đường do nồng độ của hàm lượng đường trong máu hay thay đổi đột ngột nên dễ làm độ cận viễn của mắt luôn thay đổi. Hàm lượng đường cao sẽ làm cho mắt bị cận thị, hàm lượng đường thấp làm cho mắt nhìn vật mờ ảo, rất khó điều chỉnh tiêu cự của mắt để nhìn rõ. Nếu người bệnh giữ được hàm lượng đường ổn định trong phạm vi cho phép thì thị lực sẽ phục hồi nhanh.

Bệnh mắt do bệnh tiểu đường còn có bệnh tê dại ở mí mắt, xuất huyết ở mắt, sinh nhật thần kinh thị lực, tập nhiễm Linh lẹo, viêm mống mắt….

Bệnh nhân liên hệ Bệnh viện hoặc Phòng Khám Nội tiết – Phòng khám Tiểu đường để được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn và có phát đồ điều trị cũng như kiểm soát đường huyết thích hợp

GIỚI THIỆU PHÒNG KHÁM NỘI TIẾT: TIỂU ĐƯỜNG – TUYẾN GIÁP | BÁC SĨ LÊ HOÀNG BẢO

✔️Bác sĩ Lê Hoàng Bảo:

  • Đang công tác và có nhiều năm kinh nghiệm khám chữa bệnh tại Khoa Nội tiết bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM.
  • Có nhiều công trình nghiên cứu, bài báo khoa học về bệnh đái tháo đường, tuyến giáp, tuyến yên, rối loạn lipid máu…
  • Bác sĩ cũng đang là 1 trong những báo cáo viên được giới chuyên môn quan tâm đánh giá cao tại các hội thảo khoa học, tọa đàm và đào tạo chia sẻ kinh nghiệm tại các bệnh viện tuyến quận, huyện, tỉnh
  • Bác sĩ Bảo được bệnh nhân và giới chuyên môn đánh giá là 1 bác sĩ giỏi chuyên môn và tâm huyết với ngành. (xem thêm GIỚI THIỆU BÁC SĨ hoạt động chuyên môn )

✔️Chuyên điều trị các bệnh:

  • Đái tháo đường (tiểu đường),
  • Tuyến giáp (bướu cổ),
  • Rối loạn chuyển hóa canxi (loãng xương),
  • Bệnh lý tuyến thượng thận,
  • Rối loạn lipid máu (Mỡ máu cao)
  • Và các bệnh nội tiết khác.

☎️ Hotline phòng khám: 0938121232

📡 Website: https://bacsinoitiet.com

🌏 Fanpage cá nhân: https://facebook.com/bslehoangbao

♻️ Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCvdNXfTa8AqqhBUzCsB8sIQ

🏥 Địa chỉ phòng khám nội tiết – Phòng khám tiểu đường: https://g.co/kgs/QJVtv6 

0938.121.232
0938.121.232