Phòng Khám Tiểu Đường Uy Tín Ở TPHCM

PHONG KHAM NOI TIET: TIEU DUONG -TUYEN GIAP | BAC SI LE HOANG BAO

Bạn chưa biết khám tiểu đường ở đâu tại TPHCM? Bạn đang tìm Phòng khám tiểu đường Uy tín ở TPHCM? Nếu như bạn đang cần tìm Bác sĩ tiểu đường giỏi thuộc hàng top tại TpHCM. Hoặc là phòng khám tiểu đường chuyên sâu với mức chi phí hợp lý. Hoặc là bạn đang cần tìm cẩm nang chăm sóc bệnh tiểu đường thì đừng bỏ qua bào viết này nhé!

the nao la bs gioi
Bác sĩ Lê Hoàng Bảo được xem như một chuyên gia trong lĩnh vực khám chữa bệnh Nội tiết (trong đó có bệnh tiểu đường và tuyến giáp) tại khu vực Tp.HCM và các Tỉnh thành lân cận

Nội dung bài viết gồm 2 Phần

Phần 1: Khám Tiểu đường ở đâu tại TP.HCM

Phần 2: Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân tiểu đường

Phần 1: Phòng Khám Tiểu Đường Uy Tín Ở TPHCM

Khi sức khỏe được xem là quý hơn vàng, thì việc “chọn mặt gửi vàng” là vô cùng quan trọng đối với người bệnh. Trong khi đó, phòng khám nào cũng quảng cáo rằng: Bác sĩ của chúng tôi là bác sĩ giỏi, phòng khám của chúng tôi là uy tín, chất lượng. Nhưng đến khi điều trị thì mãi chẳng thấy thuyên giảm, bệnh nhân cũng không hiểu rõ được mức độ của bệnh và cách chăm sóc tại nhà như thế nào. Vậy thì câu hỏi đặt ra là: người bệnh sẽ lựa chọn bác sĩ cho mình bằng cách nào? Chẳng lẽ là may rủi hay sao?

Trước khi giới thiệu chi tiết, quý bệnh nhân hãy cùng bacsinoitiet.com tìm hiểu về:

– Lý do vì sao bệnh nhân cần tìm bác sĩ giỏi, 

– Các tiêu chí của bác sĩ giỏi

– Cách nhận biết đâu là bác sĩ giỏi

Và cuối cùng là tìm ra đâu là phòng khám uy tín, chi phí hợp lý để thăm khám, tư vấn, đều trị bệnh cho mình và người thân

Bác sĩ Lê Hoàng Bảo (thứ 5 từ trái sang) cùng đoàn đại diện Bác sĩ Việt Nam tham dự Hội nghị Khoa học Châu Á Thái Bình Dương năm 2024 tại DuBai -Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập
Bs Lê Hoàng Bảo trong Hội thảo cấp chuyên gia tại  khu vực TP.HCM và các tỉnh lân cận

1. Tại sao cần tìm bác sĩ khám tiểu đường giỏi?

Nếu bạn được điều trị bởi một bác sĩ chuyên khoa tiểu đường giỏi, nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp cả quá trình điều trị của bạn trở nên chính xác, hiệu quả hơn.

  • Khi đó, bác sĩ sẽ đưa ra được liệu trình điều trị hiệu quả
  • Cùng với đó là phương thuốc giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện các triệu chứng của bệnh tiểu đường hiệu quả hơn.
  • Đồng thời bạn cũng được tư vấn, lời khuyên hữu ích nhất để việc trị bệnh diễn ra thuận lợi.

Ngược lại, nếu bệnh tiểu đường không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, có thể dẫn đến những hệ quả không lường đối với người bệnh như:

  • Uống thuốc quá liều hoặc chưa đủ liều có thể dẫn đến hiện tượng “lờn thuốc”
  • Đường huyết không được kiểm soát tốt gây ra những biến chứng nguy hiểm
  • Uống thuốc liên tục, chịu các tác dụng phụ của thuốc mà không đạt hiệu quả chữa trị.
  • Chưa tối ưu hiệu quả sử dụng thuốc
  • Dùng các toa thuốc đã lạc hậu đối với y học thế giới đang phát triển không ngừng

2. Những tiêu chí để xác định một bác sĩ tiểu đường giỏi:

Ngành y tế khác với những ngành nghề khác ở chỗ đó là một ngành khoa học. Vì vậy, nhân viên y tế nói chung, bác sĩ điều trị tiểu đường (đái tháo đường) nói riêng phải hội đủ: trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn lâm sàng và khả năng học hỏi, cũng như khả năng nắm bắt sự phát triển của y học thế giới và điều tiên quyết không thể thiếu đó là y đức của bác sĩ.

– Trình độ chuyên môn:

Đây là điều đầu tiên để xác định bác sĩ đó có giỏi hay không. Bác sĩ đó cần được đào tạo bài bản, có chuyên môn vững, am hiểu sâu rộng về bệnh lý chuyên môn, được nhiều người biết đến. Đặc biệt nếu kiến thức điều trị của bác sĩ được giới y khoa quan tâm đánh giá cao càng tốt.

Bác sĩ Lê Hoàng Bảo
Bác sĩ Lê Hoàng Bảo BV.ĐHYD TP.HCM tham gia báo cáo tại Hội thảo khoa học chất lượng cao do BV Chợ Rẫy tổ chức với hơn 300 Bác sĩ tham dự

– Kinh nghiệm điều trị:

Trong y học, một bác sĩ học giỏi thôi vẫn chưa đủ. Bên cạnh trình độ chuyên môn, kinh nghiệm cũng là điều mà một bác sĩ giỏi cần có. Bác sĩ đó phải có điều kiện thường xuyên áp dụng kiến thức chuyên môn vào thực tiễn, thành thạo, có khả năng chẩn đoán chính xác bệnh lý mà người bệnh mắc phải. Từ đó dựa vào những hiểu biết vốn có, những năm công tác để đưa ra phương pháp điều trị bệnh tốt nhất. Đó là lý do vì sao các bác sĩ làm việc tại các bệnh viện lớn, đông bệnh nhân lại thành thạo chuyên môn và có bề dày kinh nghiệm.

– Khả năng tiếp thu học hỏi:

Trong y học, một bác sĩ có trình độ chuyên môn cao- có bề dày kinh nghiệm làm việc thôi vẫn chưa đủ. Vì khoa học là phát triển không ngừng, một phương pháp điều trị hôm nay có thể là phương pháp hay nhất, nhưng ngày mai nó đã trở nên lỗi thời. Vì khoa học là phát triển không ngừng, một bài thuốc hôm nay có thể sử dụng hiệu quả, nhưng rất có thể ngày mai đã có nghiên cứu chỉ ra tác dụng phụ của nó. Nếu bác sĩ chỉ học đến 1 giai đoạn nào đó rồi dừng lại chỉ tập trung thực hành các ca lâm sàng thì sớm muộn cũng bị bỏ lại phía sau. Và đó chính là 1 điều thiệt thòi cho bệnh nhân.

Bác sĩ Lê Hoàng Bảo nhận lời mời tham dự Hội thảo khoa học Châu Á Thái Bình Dương 2024 tại DuBai

– Y đức:

Ngoài kỹ năng, kiến thức chuyên môn thì bác sĩ đó cần phải có y đức, thái độ làm việc trách nhiệm với người bệnh đặc biệt luôn đặt sức khỏe người bệnh lên hàng đầu. Sẵn sàng tư vấn, đưa ra những lời khuyên giúp người bệnh yên tâm hơn.

Bác sĩ Lê Hoàng Bảo (trên sân khấu) với nhiều kinh nghiệm khám chữa bệnh được giới y khoa đánh giá cao

3.Vậy làm sao để biết bác sĩ nào là bác sĩ tiểu đường giỏi ở TPHCM, bác sĩ nào có chuyên môn cao, với bề dày kinh nghiệm thực tiễn, lẫn khả năng nghiên cứu y học ko ngừng?

    • Đó là những bác sĩ được Bộ Y tế và Bộ Giáo dục đào tạo phối hợp như là thế hệ bác sĩ kế thừa và phát huy của y học Việt Nam
    • Đó là những bác sĩ công tác trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, cường độ làm việc cao, có điều kiện nâng cao tay nghề từ những ca bệnh phức tạp
    • Đó là những bác sĩ được các bác sĩ khác xem như chuyên gia trong lĩnh vực, có nhiều kinh nghiệm khám chữa bệnh, có những phương pháp khám chữa bệnh hay, và mà khi đứng trên bục chia sẻ kinh nghiệm các bác sĩ chuyên khoa khác phải có hứng thú lắng nghe.
    • Đó là những bác sĩ có Khả năng nghiên cứu và cập nhật y học nhân loại, có thể đóng góp cho y học Việt Nam nói riêng và y học thế giới nói chung
    • Đó là những bác sĩ được giới truyền thông chính thống như VTV, HTV, Vnexpress, Thanh niên, Tuổi trẻ tín nhiệm
Bác sĩ Lê Hoàng Bảo (đứng giữa) nhận bằng khen của Bộ y tế về công trình nghiên cứu khoa học

4. Tại sao cần tìm Phòng khám Tiểu đường chuyên nghiệp – chi phí khám chữa bệnh hợp lý?

Một Phòng khám Tiểu đường Uy tín phải hội đủ: Tài, Tâm và Tầm

  • Tài: để chỉ về chuyên môn của bác sĩ: giúp chẩn đoán chính xác bệnh, tư vấn tận tình và đưa ra hướng điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân
  • Tâm: chỉ thái độ làm việc trách nhiệm với người bệnh đặc biệt luôn đặt sức khỏe người bệnh lên hàng đầu. Sẵn sàng tư vấn, đưa ra những lời khuyên giúp người bệnh yên tâm hơn.
  • Tầm: Một phòng khám có quy trình làm việc chuyên nghiệp sẽ giúp bệnh nhân hạn chế tối đa việc đi lại và thời gian chờ đợi. Người bệnh được bác sĩ thăm khám, giải đáp và tư vấn kỹ hơn do có nhiều thời gian cho bệnh nhân. Từ đó xóa đi cảm giác sợ đi khám bệnh của người bệnh, từ đó có 1 tâm thế thoải mái tích cực trong việc điều trị.

Và 1 điều quan trọng là chi phí khám chữa bệnh tại Phòng khám ấy phải hợp lý với thu nhập của người Việt Nam, giúp tăng cơ hội được khám chữa bệnh cho bệnh nhân

5. Tại sao bệnh tiểu đường có chuyên khoa sâu là Chuyên khoa Nội tiết trong điều trị?

Bệnh đái tháo đường (còn gọi là bệnh tiểu đường) là 1 bệnh thuộc dạng rối loạn chuyển hóa mạn tính xảy ra khi cơ thể giảm khả năng sản xuất hormone insulin hoặc sinh ra kháng thể kháng insulin khiến cho lượng đường trong máu tăng cao.

Trong khi đó, Cơ thể mỗi người có hơn 50 loại hormone khác nhau. Chúng tác động đáng kể đến chức năng, sự phát triển của cơ thể và tạo dựng hệ thống nội tiết. Mỗi tuyến nội tiết đảm nhận công việc tiết ra các hormone, duy trì hoạt động tối ưu của quá trình trao đổi chất, các cơ quan và mô. Tuy nhiên, khi hàm lượng hormone ở mức quá cao hay quá thấp, hoặc khi cơ thể không phản ứng với hormone đúng cách thì người đó có thể rơi vào tình trạng rối loạn nội tiết. Tình trạng này có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm, biến chứng nặng, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Chuyên khoa Nội tiết là chuyên khoa sâu nghiên cứu, khám và điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa nội tiết như: hormone insulin (bệnh đái tháo đường), hormone T3-T4 (bệnh tuyến giáp), rối loạn lipid máu (bệnh mỡ máu), hormone tuyến yên (bệnh tuyến yên), rối loạn chuyển hóa canxi (bệnh loãng xương),  Hormone Cortisol (bệnh tuyến thượng thận)… và nhiều bệnh rối loạn nội tiết khác.

6. Bạn nên khám tiểu đường ở đâu tại TpHCM?

Bác sĩ Lê Hoàng Bảo được xem như một chuyên gia trong lĩnh vực khám chữa bệnh Nội tiết (trong đó có bệnh tiểu đường và tuyến giáp) tại khu vực Tp.HCM và các Tỉnh thành lân cận

XIN GIỚI THIỆU BÁC SĨ LÊ HOÀNG BẢO

Kinh nghiệm khám chữa bệnh: Bác sĩ Bảo hiện đang công tác tại Khoa Nội tiết – bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM (Bệnh viện Đại học Y dược là bệnh viện có số lượt khám chữa bệnh đông nhất tại TP.HCM hiện nay). Với 15 năm công tác, bác sĩ đã và đang khám cũng như điều trị nhiều ca Bệnh Nội tiết phức tạp cho bệnh nhân tại khu vực trong và ngoài Tp.HCM

Trình độ khoa học:

+ Bác sĩ Lê Hoàng Bảo tốt nghiệp loại giỏi bác sĩ Nội trú nội tiết (Bác sĩ Nội trú là loại hình đào tạo bác sĩ đặc biệt dành cho thế hệ y bác sĩ nồng cốt kế thừa tại Việt Nam. Được tuyển chọn gắt gao và giới hạn từ những tân bác sĩ tốt nghiệp Đại học loại Giỏi để tham gia chương trình đào tạo tích hợp giữa Thạc sĩ và Bác sĩ Chuyên khoa 1, vừa có khả năng nghiên cứu khoa học chuyên sâu vừa có khả năng thực hành lâm sàng chuyên khoa).

Bác sĩ Nội trú – những tinh hoa được chọn lọc của đất nước, những tài năng trẻ của ngành y tế
Ngày xưa, Bác sĩ Lê Hoàng Bảo là 1 trong 5 bác sĩ tốt nghiệp loại giỏi trên tổng số 78 Bác sĩ Nội trú ở tất cả các chuyên khoa toàn Miền Nam
Ngày nay, Bác sĩ Lê Hoàng Bảo được xem như 1 chuyên gia trong lĩnh vực điều trị bệnh Nội tiết, đồng thời không ngừng cập nhật và chia sẽ phương pháp điều trị cùng đồng nghiệp

  + Hiện đang là nghiên cứu sinh Trường Đại học Y Dược Tp.HCM.

+ Đã tham gia nhiều khoá đào tạo chuyên khoa trong và ngoài nước. 

Trình độ chuyên môn:Chuyên khám, chữa và kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường (đái tháo đường týp 1- týp 2, đái tháo thai kỳ) còn gọi là bệnh tiểu đường, các bệnh tuyến giáp (bệnh bướu cổ), tuyến yên, rối loạn chuyển hóa canxi (loãng xương), rối loạn lipid máu (còn goi là bệnh mỡ máu hay máu nhiễm mỡ), bệnh lý tuyến thượng thận và các rối loạn nội tiết khác.

Khả năng nghiên cứu và cập nhật y học nhân loại: Có nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước. Với nhiều bài báo quốc tế được đánh giá cao

Bác sĩ Lê Hoàng Bảo nhận Chứng nhận nghiên cứu viên tiềm năng do Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cấp

Vị trí chuyên gia trong ngành: Ngoài ra, bác Bảo cũng đang là 1 trong những báo cáo viên được giới chuyên môn quan tâm đánh giá cao tại các hội thảo khoa học, tọa đàm và đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm khám chữa bệnh cho các y bác sĩ tại các bệnh viện tuyến quận, huyện, tỉnh thành

Bác sĩ Lê Hoàng Bảo
Dù là BS của BV ĐHYD, nhưng BS Lê Hoàng bảo vẫn nhận được sự tín nhiệm, kỳ vọng và ủy thác của Bệnh viện Chợ Rẫy khi mời tham gia Báo cáo khoa học do Bệnh Viện Chợ Rẫy tổ chức

Y đức: Bác sĩ Lê Hoàng Bảo được bệnh nhân và đồng nghiệp đánh giá là một bác sĩ chuyên khoa tuyến giáp giỏi, không ngừng học hỏi và tâm huyết với nghề.

Tín nhiệm truyền thông: Bác sĩ Lê Hoàng Bảo được giới báo chí chính thống và các đài truyền hình trong nước tín nhiệm, mời tham gia các chương trình chia sẻ về bệnh cho bệnh nhân như: VTV1,  HTV9, Báo Tuổi trẻ,  Báo Thanh Niên, VnExpress… Được Báo Lao Động Tỉnh Đồng Nai giới thiệu về Địa chỉ Khám tiểu đường uy tín tại TPHCM đến người dân tỉnh Đồng Nai, Bookingcare … Review là Top 5 bác sĩ chữa tiểu đường giỏi tại Tp.HCM….  hay Top 5 Địa chỉ khám Nội tiết – Tiểu đường uy tín tại TPHCM

Bác sĩ Lê Hoàng Bảo trong chương trình Thời sự của đài truyền hình VTV
Bác sĩ Lê Hoàng Bảo được VTV9 tin tưởng mời chia sẻ nhịp cầu y tế đến bệnh nhân
Bác sĩ Lê Hoàng Bảo trong chương trình Thời sự trên VTV
Bác sĩ Lê Hoàng Bảo được tin tưởng và chia sẻ trực tuyến trên VTV9 và Báo Tuổi trẻ
Bác sĩ Lê Hoàng Bảo chia sẻ trên Đài truyền hình VTV1
Bác sĩ Lê Hoàng Bảo được Báo Thanh Niên tin tưởng mời tư vấn đến bệnh nhân
Chia sẻ của Bác sĩ Lê Hoàng Bảo được đăng tải trên Báo VnEpress.net

 

Chia sẻ của Bác sĩ Lê Hoàng Bảo được đăng tải trên Báo Sài Gòn Giải Phóng

 

Chia sẻ của Bác sĩ Lê Hoàng Bảo được đăng tải trên Báo Bình Dương

Xem thêm THÔNG TIN BÁC SĨHOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN

 

Bs Lê Hoàng Bảo trong Hội thảo cấp chuyên gia tại khu vực TP.HCM và các Tỉnh Thành lân cận

THÔNG TIN LICH KHÁM BỆNH CỦA BÁC SĨ LÊ HOÀNG BẢO

🔸Tại Bệnh viện Đại học y dược TP.HCM: Khám các buổi sáng thứ 2 và chiều Thứ 3 hàng tuần trong giờ hành chánh (Các buổi còn lại trong giờ hành chánh Bác sĩ Phụ trách bệnh nhân nằm viện, hội chẩn và các đề tài nghiên cứu khoa học

🔸Ngoài ra, để tránh chờ đợi lâu, có thời gian thăm khám và tư vấn chu đáo hơn, với mức chi phí hợp lý, bệnh nhân có thể đăng ký khám Bác sĩ Lê Hoàng Bảo sau giờ hành chánh ở Phòng mạch tư của Bác sĩ:

– Tại địa chỉ: 3/5B Chánh Hưng (nay là Phạm Hùng), P.4, Q.8, Tp.HCM

– Hotline và Zalo: 0938.12.12.32 

Chi phí khám trực tiếp hiện là 250k/cho bệnh nhân khám lần đầu. Giảm còn 200k/lần tái khám cho bệnh nhân đến phòng khám các lần sau

– Thời gian khám: 18:00 giờ đến 19:30 giờ (các ngày từ thứ 2 – thứ 6 hàng tuần)

Do lịch trực và công tác của Bác sĩ không cố định, nên bệnh nhân vui lòng liên hệ Hotline để hẹn ngày trước khi đến

(Bác sĩ không khám Thứ 7 và Chủ Nhật)

Bác sĩ Lê Hoàng Bảo với nhiều công trình nghiên cứu y khoa được giới chuyên môn đánh giá cao

Click và đây để tìm hiểu thêm về Bệnh Tiểu Đường-Bệnh Đái Tháo Đường

Bác Sĩ Trị Tiểu Đường Giỏi Ở TPHCM

Phần 2:

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG

1. Chế độ dinh dưỡng

Thực phẩm được chia thành 4 nhóm chính: Đạm (protein), béo (lipid), bột đường (carbohydrat) và chất xơ.

Đạm Béo Bột đường
Thịt

Trứng

Phô mai

Đậu

Sữa

Bơ sữa

Dầu ăn

Mỡ động vật

Bơ thực vật

Kem

Sữa

Đường

Mứt, kẹo

Khoai

Mì, bún, nui, cơm

Bánh mì

Nước ngọt

Rau

Ngũ cốc

Trái cây

Tất cả các nhóm thực phẩm đều quan trọng vì cung cấp năng lượng và giúp cơ thể phát triển toàn diện. Năng lượng được hấp thu nhanh chóng nhất từ các loại thực phẩm giàu carbohydrat, từ đó sẽ chuyển hóa thành glucose. Nếu có quá nhiều năng lượng đã hấp thu mà không được sử dụng, nó sẽ được lưu trữ lại trong cơ thể dưới dạng mỡ.

MỘT SỐ NGUYÊN TẮC ĂN UỐNG QUAN TRỌNG MÀ NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CẦN NHỚ:

  • Đảm bảo ăn đủ 3 bữa ăn chính trong ngày (sáng, trưa, chiều), chỉ ăn bữa phụ nếu bác sĩ yêu cầu.
  • Ăn chậm và nhai kỹ.
  • Chế biến thực phẩm: Luộc, hấp, kho tốt hơn chiên, xào, nướng.
  • Ăn nhiều rau và chất xơ. Chất xơ có vai trò quan trọng trong bữa ăn của người đái tháo đường, vì làm chậm quá trình hấp thu thực phẩm chứa carbohydrat.
  • Ăn vừa đủ chất đường bột
  • Ăn ít chất đường ngọt, chất béo, muối, thức ăn nhanh, nước ngọt, rượu bia. Cần tránh ăn đồ ngọt trong những bữa ăn nhẹ vì đường sẽ được hấp thu rất nhanh khi ăn riêng lẻ, nhưng bạn có thể ăn được một ít đồ ngọt cùng lúc với bữa ăn chính, hoặc ngay trước khi tập thể dục. 
  • Có thể bạn sẽ bị sụt cân khá nhiều trước khi phát hiện ra mình mắc đái tháo đường. Bạn cần phục hồi lại cân nặng trước kia bằng cách ăn uống hợp lý và sử dụng thuốc hạ đường huyết thích hợp. Mắc bệnh đái tháo đường không có nghĩa là bạn phải nhịn ăn, mà chỉ cần ăn khác đi một chút, với số lượng mỗi nhóm thức ăn hợp lý, và đảm bảo đủ 3 bữa ăn chính mỗi ngày. Nếu năng lượng tiêu hao (do tập thể thao hay làm việc) nhiều hơn năng lượng nạp vào (do ăn uống), lượng đường trong máu có thể giảm xuống thấp (HẠ ĐƯỜNG HUYẾT). Vì vậy tốt nhất hãy ăn đủ lượng tinh bột trong bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ trước khi tập thể dục. Bạn nên cố gắng tránh bị thừa cân, vì điều này làm gia tăng công việc cho tim và các mạch máu, từ đó gây ra nhiều vấn đề sức khỏe hiện tại và tương lai. Bạn cũng có thể đi dự tiệc hoặc ăn bên ngoài với bạn bè, với điều kiện chỉ chọn lựa những thực phẩm thích hợp và ăn một lượng vừa đủ.

2. Chế độ tập luyện

Tập thể dục là thói quen tốt cho tất cả mọi người, nhất là bệnh nhân đái tháo đường. Tập thể dục giúp bạn có thân hình cân đối, trái tim khỏe, tinh thần thoải mái và kiểm soát đường huyết tốt hơn.

MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TẬP LUYỆN QUAN TRỌNG MÀ NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CẦN NHỚ:

  • Thời gian: 30 phút/ngày, ít nhất 05 ngày/tuần.
  • Thời điểm: 03 – 04 giờ sau ăn tốt hơn lúc bụng đói.
  • Chọn loại hình tập luyện phù hợp với tuổi tác và điều kiện sức khỏe: Đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội, v.v… Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn loại hình luyện tập nào là phù hợp nhất.
  • Cố gắng lồng ghép việc tập luyện trong những hoạt động hàng ngày: Đi vòng quanh phòng trong khi nghe điện thoại, đi bộ thay cho đi xe nếu quãng đường ngắn, đi thang bộ thay cho thang máy nếu tầng lầu thấp, v.v…
  • Bài tập có cường độ nhẹ lúc đầu rồi tăng dần sau một thời gian.
  • Tránh tập luyện nếu đường huyết quá thấp (< 70 mg/dL) hoặc quá cao (> 250 mg/dL), thời tiết đang quá nóng hoặc quá lạnh, có cơn đau thắt ngực dù đang nghỉ ngơi.

Mọi hình thức vận động đều cần đến năng lượng và năng lượng được cung cấp chủ yếu từ carbohydrat. Vì thế, bạn phải ăn đủ carbohydrat trong các bữa ăn chính; và nếu việc vận động nằm ngoài kế hoạch, bạn có thể ăn nhẹ trước khi tập.

Khi bắt đầu một chương trình vận động mới, hãy kiểm tra đường huyết trước và sau khi tập để biết bài tập này tác động đến đường huyết của bạn như thế nào. Điều đó giúp bạn quyết định có nên ăn thêm carbohydrat trước khi tập hay không và bác sĩ của bạn sẽ điều chỉnh liều thuốc dễ dàng hơn.

Hãy nhớ luôn luôn uống đủ nước nếu đổ mồ hôi nhiều, và phải mang theo một ít bánh, kẹo ngọt khi luyện tập, để phòng khi hạ đường huyết. Đôi khi đường huyết có thể tăng sau khi tập luyện, do hormon adrenaline được phóng thích quá nhiều vào máu khi tập luyện gắng sức. Tuy nhiên, đường huyết có thể bị hạ sau vài giờ, thậm chí trong 24 giờ sau khi vận động. Vì thế, cần chú ý theo dõi đường huyết trước và sau khi vận động.

3. Chăm sóc bàn chân

    • Rửa sạch bàn chân với nước ấm hàng ngày.
    • Sau khi rửa, lau khô chân với khăn mềm, chú ý lau kỹ các kẽ ngón chân.
    • Tự kiểm tra, hoặc nhờ người thân kiểm tra bàn chân mỗi ngày để phát hiện sớm các bất thường như khô nứt da, nốt phồng, nốt chai, vết loét, móng quặp, v.v…
    • Không cắt móng chân quá ngắn, không cắt khóe. Dùng giũa mềm để giũa khóe móng.
    • Không ngâm chân trong nước nóng, không thoa dầu nóng hay đắp thuốc nam, thuốc bắc lên bàn chân.
    • Không đi chân đất, luôn mang giày kể cả đi trong nhà.
    • Nên chọn loại giày vừa vặn, tránh đi dép kẹp.
    • Trước khi mang giày phải kiểm tra kỹ không có dị vật bên trong.
    • Tránh ngồi xổm, ngồi xếp bằng hay bắc chéo chân lâu, bỏ hút thuốc lá.

4. Đo đường huyết

Bạn hãy đến phòng khám đái tháo đường để được bác sĩ kiểm tra bệnh định kỳ, ít nhất là 04 lần mỗi năm. Bạn sẽ có cơ hội gặp và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa nội tiết, dinh dưỡng, bàn chân, tâm lý và điều dưỡng viên. Mỗi lần tái khám, bạn sẽ được kiểm tra chiều cao, cân nặng, mạch, huyết áp, mắt, bàn chân; làm xét nghiệm đường huyết, mỡ máu, chức năng gan – thận, nước tiểu, đo điện tim, v.v… và kiểm tra HbA1c khoảng 3 – 6 tháng/lần.

Còn ở nhà, bạn cũng có thể theo dõi đường huyết bằng cách sử dụng máy đo cá nhân. Có rất nhiều loại máy đo, hãy nhờ bác sĩ tư vấn cho bạn cách chọn loại máy phù hợp.

Cách đo đường huyết:

  • Rửa tay với nước sạch và để tay khô hoàn toàn để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả đo.
  • Gắn que thử vào máy đo.
  • Dùng kim chích lấy một giọt máu nhỏ ở cạnh bên ngón tay.
  • Đưa đầu que thử máu đến gần giọt máu để hút giọt máu vào que, và chờ máy hiện ra kết quả đường huyết của bạn ở thời điểm đó.

Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn bao lâu cần thử đường huyết một lần, và thử vào thời điểm nào trong ngày (trước ăn, 02 giờ sau ăn, trước khi đi ngủ). Trong trường hợp bạn đang bị bệnh, lượng đường huyết có thể ảnh hưởng nhiều hơn lúc bình thường, vì vậy phải kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn. Hãy ghi chép cẩn thận vào sổ nhật ký những kết quả đường huyết cùng với thành phần, số lượng thức ăn và mức độ tập thể dục tại nhà để kịp thời phát hiện bất thường và giúp bác sĩ của bạn điều chỉnh chế độ điều trị.

5. Bảng theo dõi sức khỏe hàng ngày theo cẩm nang tiểu đường

Ngày Mạch Huyết áp Chiều cao Cân nặng ĐH sáng ĐH trưa ĐH chiều ĐH trước ngủ HbA1c Khác (Ăn vặt, tập thể dục…)
Trước ăn 02 giờ sau ăn Trước ăn 02 giờ sau ăn Trước ăn 02 giờ sau ăn
     
     
     

6. Kiểm soát đường huyết

Cần nhớ rằng bệnh tiểu đường là một bệnh không thể khỏi hoàn toàn, nên việc điều trị có thể phải kéo dài suốt đời để người bệnh có chất lượng cuộc sống tốt và phòng ngừa sự xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần kiên trì tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, ngay cả khi cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh.

Hãy tìm cho mình 1 Phòng khám tiểu đường uy tín, 1 bác sĩ tiểu đường giỏi, có tâm với bệnh nhân để tư vấn và giúp bệnh nhân kiểm soát đường huyết tốt hơn.

☎️ Hotline hỗ trợ: 0938121232

📡 Website: https://bacsinoitiet.com

🌏 Fanpage cá nhân: https://facebook.com/bslehoangbao

♻️ Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCvdNXfTa8AqqhBUzCsB8sIQ

🏥 Địa chỉ: https://g.co/kgs/QJVtv6an>o/kgs/QJVtv6

0938.121.232
0938.121.232